Bất động sản khởi sắc: Miền Trung dẫn đầu 'làn sóng' phục hồi
Khu vực miền Trung với những TP lớn như Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn hiện đang tỏ ra có ưu thế vượt trội hơn trong việc đón đầu xu hướng phát triển của thị trường BĐS trong tương lai.
Đâu là đòn bẩy phục hồi?
Theo như yêu cầu từ Ngân hàng Nhà nước, mặt bằng lãi suất hiện đã giảm xuống còn 6%/năm. Đây được xem là cơ hội hiếm có trong vòng 20 năm trở lại đây, có thể giúp các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, kích thích thanh khoản cũng như tạo động lực cho thị trường BĐS tăng trưởng mạnh trong năm 2025.
Theo như báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, trong quý III/2024, thị trường hiện đã có khoảng 22.412 sản phẩm được chào bán, tăng 60% so với cùng kỳ năm trước; đồng thời ghi nhận 10.400 giao dịch, tăng 80%.
Theo đó, tỷ lệ hấp thụ của phân khúc thấp tầng và đất nền đạt 65%, phản ánh sự phục hồi tích cực trong bối cảnh thị trường đang dần khởi sắc. Hầu hết các phân khúc đều ghi nhận chuyển biến khả quan, đặc biệt là đất nền với mức tăng trưởng ấn tượng.
>> Chính phủ đặt ra 'tiêu chuẩn kép' đối với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 67,3 tỷ USD
Tại Hà Nội, giá đất nền ở một số khu vực ghi nhận mức tăng mạnh. Hoài Đức tăng 81%, từ 55 triệu đồng/m2 lên 100 triệu đồng/m2; Đông Anh tăng 53%, từ 41 triệu đồng/m2 lên 63 triệu đồng/m2; Thanh Oai tăng tới 90%, từ 21 triệu đồng/m2 lên 40 triệu đồng/m2.
Ngoài ra, các yếu tố hỗ trợ như lãi suất vay giảm và việc hoàn thiện khung pháp lý với ba bộ luật mới – Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Nhà ở 2023 và Luật Đất đai 2024 – đang góp phần gia tăng tính minh bạch và ổn định cho thị trường.
Những thay đổi này không chỉ tạo nền tảng pháp lý vững chắc mà còn làm nổi bật sức hấp dẫn của thị trường bất động sản Việt Nam.
Trong bối cảnh phục hồi đầy tiềm năng, giới đầu tư đang tích cực tìm kiếm các cơ hội mới, hứa hẹn một giai đoạn phát triển mạnh mẽ hơn cho thị trường bất động sản.
Điểm sáng của thị trường bất động sản miền Trung
Trong bối cảnh giá bất động sản tại Hà Nội, TP. HCM và các khu vực lân cận đã chạm mức cao, trong khi tỷ suất đầu tư ngày càng thu hẹp, nhiều nhà đầu tư từ miền Bắc và miền Nam đang dịch chuyển về miền Trung.
Nhờ việc sở hữu những lợi thế vượt trội về quy hoạch, hạ tầng và du lịch, Quy Nhơn đang nổi lên như một "điểm hẹn" lý tưởng trên bản đồ đầu tư.
Là trung tâm kinh tế của Bình Định, TP. Quy Nhơn sở hữu hệ thống giao thông trọng điểm, bao gồm cả bốn loại hình: Đường bộ, đường sắt, hàng không và đường thủy. Các quốc lộ huyết mạch như 1A, 1C, 19, 19B kết nối Quy Nhơn với các khu vực kinh tế lớn, cùng loạt tuyến đường mới nối sân bay Phù Cát đến các khu kinh tế và tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng. Trong tương lai gần, tỉnh còn đón nhận thêm các dự án hạ tầng quốc gia như:
Cao tốc Bắc – Nam phía Đông (CT01) dự kiến hoàn thành năm 2025.
Đường sắt cao tốc Bắc – Nam, dự kiến hoàn thành năm 2035.
Nâng cấp sân bay Phù Cát thành sân bay quốc tế cấp 4E vào năm 2030.
Sự phát triển của hạ tầng trọng điểm này không chỉ tăng cường kết nối mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện.
Trong đó, bất động sản sẽ là lĩnh vực phản ứng đầu tiên. Theo báo cáo quý III/2024 từ Sở Xây dựng Bình Định, tỉnh ghi nhận 1.997 lô đất nền được giao dịch, cùng với 1.053 căn nhà ở riêng lẻ và 174 căn chung cư. Tổng giá trị giao dịch bất động sản trong kỳ đạt hơn 51 tỷ đồng.
Dữ liệu từ Batdongsan.com cho thấy giá đất nền tại Bình Định hiện đạt trung bình 32,4 triệu đồng/m2, tăng 31,7% so với cùng kỳ năm trước. So sánh với các thành phố biển miền Trung khác, mặt bằng giá tại Quy Nhơn vẫn thấp hơn đáng kể: Nha Trang là 54 triệu đồng/m2, còn Đà Nẵng khoảng 74,5 triệu đồng/m2.
Hiện tại, giá đất nền tại Quy Nhơn chỉ bằng 30-50% so với các đô thị biển lớn khác, nhưng được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ theo tiến độ hoàn thành của các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia trong tương lai.
>> Cuối năm 2027 sẽ chính thức khởi công đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Đây là phân khúc duy nhất ít chịu sự tác động khi Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất 
Dự án khu đô thị du lịch Cần Giờ hơn 280.000 tỷ sẽ triển khai từ tháng 4/2025