Ghi nhận cuối mùa công bố kết quả kinh doanh quý I/2022, phần lớn các doanh nghiệp thuộc nhóm VN30 đều có kết quả kinh doanh tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước.
Tổng lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ nhóm VN30 đạt gần 75.300 tỷ đồng - tăng 24% (tương ứng tăng 14.400 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm trước. Những doanh nghiệp có mức tăng trưởng lợi nhuận tốt nhất gồm có Masan (cao gấp 8,5 lần cùng kỳ), VPBank (tăng 171% cùng kỳ), Novaland (tăng 101% cùng kỳ), Vietjet (tăng 96% cùng kỳ), GAS (tăng 69% cùng kỳ), SSI (tăng 67% cùng kỳ),…
Nhóm ngân hàng vẫn là chủ lực trong VN30 với sự góp mặt của 10 mã cổ phiếu. Tổng lợi nhuận ròng quý I/2022 của 10 ngân hàng rổ VN30 đạt gần 42.700 tỷ đồng - tăng 30% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm đến 57% tổng lợi nhuận của nhóm trong đó VPBank vượt qua nhiều ông lớn như Vietcombank, Techcombank để dẫn đầu về lợi nhuận nhóm ngân hàng cũng như toàn bộ 30 doanh nghiệp VN30 với hơn 8.600 tỷ đồng.
Dù giá xăng tăng cao nhưng nhà bán lẻ xăng dầu đứng đầu Việt Nam - Petrolimex lại ghi nhận kết quả kinh doanh kém tích cực nhất nhóm VN30 với lợi nhuận ròng giảm 63% cùng kỳ còn hơn 240 tỷ đồng.
Bộ 3 doanh nghiệp nhà Vin gồm Vingroup (VIC), Vinhomes (VHM) và Vincom Retail (VRE) ghi nhận kết quả trái chiều với Vingroup lãi hơn 4.500 tỷ đồng cải thiện so với quý IV/2021 lỗ gần 6.000 tỷ đồng và tăng 17% cùng kỳ; lợi nhuận ròng VHM và VRE lại lần lượt giảm 16% và 52% so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp sở hữu danh mục đầu tư 8 tỷ USD, nhận về 9.100 tỷ đồng cổ tức năm 2024 
Nhiều mảng chủ lực giảm tốc, Thế giới Di động (MWG) ‘phanh gấp’ kế hoạch mở rộng