Bất động sản

Cây cầu ngói hơn 400 năm tuổi của Việt Nam đã hoàn thành trùng tu, dự kiến đón khách vào đầu tháng 8

Nguyên Bùi 21/07/2024 16:30

Cây cầu này có chiều dài khoảng 18m, chiều rộng khoảng 3m, mang kiến trúc pha trộn giữa Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam.

Mới đây, ông Phạm Việt Tâm, Trưởng phòng tu bổ di tích thuộc Trung tâm quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An cho biết, sau hai năm trùng tu, di tích Chùa Cầu Hội An đã hoàn thành các hạng mục chính.

Cụ thể, việc trùng tu di tích Chùa Cầu đã hoàn thành tất cả các công đoạn quan trọng như gia cố hệ nền, móng, mố, trụ cầu; tu bổ hệ sàn, khung gỗ, mái; cải tạo hệ thống điện và chống mối cho công trình.

Hiện tại, đơn vị đang tiến hành những công đoạn cuối như tháo dỡ giàn giáo, mái che, tu bổ cảnh quan và làm sạch để sẵn sàng bàn giao mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham quan.

>> Bất ngờ thu nhập của ban lãnh đạo khách sạn nhà ông Lê Thanh Thản chỉ ngang ngửa mức lương cơ sở

1200px-Cau_Nhat_Ban
Chùa Cầu Hội An

Dự án tu bổ di tích Chùa Cầu do UBND TP. Hội An làm chủ đầu tư, đã khởi công vào tháng 12/2022 với tổng vốn đầu tư hơn 20 tỷ đồng, được chia tỷ lệ 50% từ ngân sách tỉnh Quảng Nam và 50% từ UBND TP. Hội An. Theo kế hoạch từ UBND TP, di tích Chùa Cầu sẽ được khánh thành vào ngày 3/8 trong chuỗi sự kiện giao lưu văn hóa với Nhật Bản lần thứ 20 vào năm 2024.

Được biết, Chùa Cầu là một công trình kiến trúc cổ dạng cầu, nối hai phố Trần Phú và Nguyễn Thị Minh Khai trong khu phố cổ Hội An, bắc qua một con lạch nhỏ dẫn ra sông Hoài. Đây chính biểu tượng du lịch của TP. Hội An, nơi được tạp chí du lịch Travel+Leisure bầu chọn là một trong những "thành phố đẹp nhất thế giới" đầu năm 2023.

Chùa Cầu có chiều dài khoảng 18m, chiều rộng khoảng 3m, mang kiến trúc pha trộn giữa Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Cấu trúc cầu bao gồm 3 phần chính: Hai phần đầu cầu và phần thân cầu ở giữa...

i.ex-cdn.com-chatluongvacuocsong.vn-files-content-2024-07-14-_chua-cau-anh1-1658
Cấu trúc phần chùa trên cầu

Cây cầu này cũng được gọi là cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều. Ban đầu chỉ là cầu gỗ do các thương nhân Nhật Bản chung tay xây dựng vào thế kỷ XVII, tuy nhiên sau đó người dân địa phương xây thêm phần chùa, nối vào lan can phía Bắc nhô ra giữa cầu, từ đó có tên gọi Chùa Cầu.

Trải qua hơn 400 năm, Chùa Cầu đã trải qua ít nhất 7 lần tu bổ lớn vào các năm 1763, 1817, 1875, 1917, 1962, 1986 và 1996. Vào ngày 17/2/1990, Chùa Cầu được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia, đặc biệt, cây cầu này còn là hình ảnh được in trên tờ tiền 20.000 đồng bằng giấy nhựa polymer của Việt Nam.

>> Thủ đô Hà Nội sắp có thêm 30.000 căn nhà ở xã hội

Việt Nam có ngọn hải đăng lâu đời nhất Đông Nam Á

Huyện miền núi sắp 'cất cánh' lên thị xã của Thái Nguyên chuẩn bị có thêm khu dân cư hơn 100.000m2

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/cay-cau-ngoi-hon-400-nam-tuoi-cua-viet-nam-da-hoan-thanh-trung-tu-du-kien-don-khach-vao-dau-thang-8-l-d128264.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Cây cầu ngói hơn 400 năm tuổi của Việt Nam đã hoàn thành trùng tu, dự kiến đón khách vào đầu tháng 8
    POWERED BY ONECMS & INTECH