Chưa từng có trong lịch sử: Kình địch của Boeing cắt giảm 2.500 nhân viên, ngành hàng không thế giới chao đảo
“Gã khổng lồ hàng không châu Âu” Airbus đang gặp vô vàn khó khăn và phải tính đến việc cắt giảm biên chế giữa lúc đối thủ lớn nhất của họ, “ông lớn” đến từ Mỹ Boeing cũng đang khốn đốn.
Hãng thông tấn CNN đưa tin, Airbus đã công bố kế hoạch cắt giảm tới 2.500 việc làm trong bộ phận quốc phòng và vũ trụ , với lý do là “môi trường kinh doanh phức tạp” với nhiều thách thức bao gồm chi phí tăng cao và “những thay đổi nhanh chóng trong chiến tranh”.
“Gã khổng lồ hàng không vũ trụ châu Âu”, đối thủ cạnh tranh lâu năm với Boeing đang gặp khó khăn trong lĩnh vực sản xuất máy bay, cho biết hôm thứ Tư rằng họ dự kiến sẽ hoàn tất việc sa thải hàng nghìn nhân viên kể trên vào giữa năm 2026. Airbus không cho biết việc cắt giảm nhân sự sẽ được thực hiện ở những quốc gia nào, nhưng tiết lộ số nhân viên bị buộc thôi việc chiếm khoảng 1,7% tổng lực lượng lao động của công ty.
Ông Mike Schoellhorn, Giám đốc điều hành của Airbus Defence and Space (bộ phận quốc phòng và vũ trụ), cho biết lĩnh vực cùng cả bộ phận này đã phải đối mặt với “bối cảnh kinh doanh thay đổi nhanh chóng và rất nhiều thách thức với chuỗi cung ứng bị gián đoạn, chiến tranh thay đổi tình hình nhanh chóng và áp lực chi phí ngày càng tăng do hạn chế về ngân sách”.
Ông Schoellhorn cho biết trong một tuyên bố rằng việc cắt giảm 2.500 nhân viên Airbus bộ phận quốc phòng và vũ trụ là một phần của quá trình tái cấu trúc rộng hơn, nhằm mục đích giúp đơn vị này “nhanh hơn, tinh gọn hơn và cạnh tranh hơn”.
Thông báo của Airbus được đưa ra trong bối cảnh ngành công nghiệp quốc phòng và vũ trụ toàn cầu đang thay đổi, mang đến cả thách thức và cơ hội cho các công ty.
>> 'Gã khổng lồ' ngành sản xuất máy bay muốn mở rộng hợp tác với Việt Nam 
Các Chính phủ đã tăng chi tiêu cho quốc phòng trong những năm gần đây khi các mối đe dọa an ninh gia tăng , bao gồm chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine từ năm 2022 đến nay. Theo báo cáo trong tháng này của các nhà phân tích tại Citi Group, Mỹ cũng đang “đầu tư mạnh” vào các tài sản trên không gian để hỗ trợ thu thập thông tin tình báo và chiến tranh.
Nhưng các công ty quốc phòng lớn như Airbus, vốn được hưởng lợi từ sự bùng nổ nhu cầu, vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. “Một nhóm các công ty mới đã nổi lên như những lựa chọn thay thế cho các nhà cung cấp truyền thống để phát triển và triển khai nhanh chóng các năng lực thế hệ tiếp theo”, các nhà phân tích viết.
Việc cắt giảm việc làm theo kế hoạch tại Airbus không phải là dấu hiệu rắc rối đầu tiên tại hãng sản xuất máy bay này. Họ cùng với đối thủ lâu năm đến từ Mỹ là Boeing đang thống trị hoạt động sản xuất máy bay phản lực thương mại cỡ lớn toàn cầu. Vào tháng 6 năm nay, Airbus cho biết các vấn đề về chuỗi cung ứng đã buộc hãng phải cắt giảm số lượng máy bay dự kiến sẽ sản xuất trong năm nay và năm sau.
Nhưng vấn đề của Boeing - đối thủ số 1 của Airbus còn lớn hơn nhiều. Hãng sản xuất máy bay nổi tiếng nước Mỹ đã tuyên bố vào đầu tháng này rằng họ sẽ cắt giảm 10% lực lượng lao động toàn cầu trong những tháng tới. Mảng kinh doanh quốc phòng của công ty đã lỗ 913 triệu USD trong 3 tháng tính đến cuối tháng 6. Vào tháng 9 vừa qua, Ted Colbert, người đứng đầu đơn vị có tên là Quốc phòng, Không gian & An ninh của Boeing, đã từ chức .
Công ty này đã tích lũy khoản lỗ hoạt động cốt lõi lên tới hơn 33 tỷ USD kể từ năm 2019 và thu hút sự giám sát của các cơ quan quản lý sau một loạt sai sót nghiêm trọng, kể cả tai nạn gây tử vong liên quan đến chế độ an toàn trong những năm gần đây. Khoảng 33.000 công nhân của Boeing hiện cũng đang đình công v vì tiền lương và điều kiện làm việc với những phong trào nổ ra từ giữa tháng 9 đến nay.
Theo CNN
>> Vietjet và Castlelake đạt thỏa thuận 560 triệu USD thuê mua 4 tàu bay Airbus