Xã hội

Chuyên gia mách nước: Cách giảm nhiệt cho đô thị

Minh Sơn 13/05/2024 09:17

Tại các đô thị, tình trạng nhiệt độ nóng lên, một phần lớn do “bê tông hóa” bởi hệ thống đường sá, các công trình tòa nhà chọc trời và các công trình khác...

Mùa hè năm nay, khắp các tỉnh thành từ Nam ra Bắc đều chung một đặc điểm: Nắng – nóng. Đặc biệt, các thành phố nói chung nhiệt độ tăng nhanh hơn các vùng ngoại ô.

Thực trạng các đô thị đang nóng lên

Trên thực tế, nhiệt độ tăng nhanh ở các thành phố đông đúc là điều tất yếu do bị ảnh hưởng chung bởi tầm vĩ mô như trái đất nóng lên, nước biển dâng, hiệu ứng nhà kính toàn cầu, hiệu ứng nhà kính... Tuy vậy, một số nguyên nhân khác con người hoàn toàn có thể khắc phục, giúp giảm tải tình trạng "nóng" hơn ở các thành phố, đô thị so với vùng ngoại ô.

Tại các đô thị, tình trạng nhiệt độ nóng lên, một phần lớn do “bê tông hóa” bởi hệ thống đường sá, các công trình tòa nhà chọc trời và các công trình khác, trong khi đó việc quy hoạch cây xanh và sông hồ chưa tối ưu.

Ngoài ra, việc người dân sử dụng các phương tiện cá nhân như ô tô tăng cao, lượng khí thải do xe máy và ô tô làm cho nhiệt độ tăng lên. Bên cạnh đó, khi thời tiết nắng nóng, người dân dùng điều hòa quá nhiều, “cục nóng” điều hòa cả thành phố sẽ làm cho nhiệt độ tăng cao.

Đặc biệt là hệ thống nhà cao tầng, sử dụng các loại vật liệu làm tăng hiệu ứng nhà kính, phản nhiệt làm cho nhiệt độ khu đô thị tăng cao so với vùng nông thôn.

Chuyên gia mách nước: Cách giảm nhiệt cho đô thị

>> Người dân tăng dùng quạt, điều hoà… do nắng nóng: Tiêu thụ điện lập kỷ lục mới, có ngày gần chạm mốc 1 tỷ kWh

Chuyên gia “mách nước” làm giảm nhiệt trong đô thị

Trao đổi với chúng tôi về "sức nóng" đang tăng dần lên tại các đô thị, Th.s Hoàng Minh Sơn, chuyên gia giao thông đô thị, "mách nước" về cách làm giảm nhiệt độ trong các đô thị.

Theo ông Sơn, điểm sáng ở các thành phố nói chung và Thủ đô nói riêng, là thường có con sông đi qua và có hệ thống sông hồ cũng là cách giúp thành phố giảm nhiệt. Ở Hà Nội có sông Hồng rất lớn và có hệ thống sông bé như Tô Lịch, sông Nhuệ, có rất nhiều hồ cũng có ý nghĩa rất lớn để giúp giảm nhiệt độ, điều hòa không khí.

Tuy vậy sông ngòi cũng chỉ là giúp giảm bớt nhiệt. Với mức nhiệt độ gây khó chịu như thời gian qua, cấp thiết phải có giải pháp ngay và kịp thời để giảm nhiệt cho đô thị:

1. Trồng cây xanh:

-Không ngừng trồng cây xanh, số cây không bằng chọn loại cây. Chọn loại cây sao cho chống được dông bão và được bền vững lâu dài (nhìn xa 20, 30, 50 năm tới). Các công trình công cộng tận dụng mọi quỹ đất để trồng càng nhiều càng tốt dọc đường và dọc vỉa hè. Tăng cường cây xanh khu công viên và các khu công cộng. Nếu chỗ nào đã lỡ quy hoạch để hạn chế trồng cây xanh thì liệt kê ra để trồng các vùng lân cận bù vào, bảo toàn mật độ cây xanh cao hơn tiêu chuẩn. Ngoài cây có bộ rễ chắc chắn thì chọn loại cây có độ tán bóng râm tối đa.

-Khuyến khích người dân trồng cây xanh: Mỗi gia đình tận dụng ban công và tầng thượng trồng cây xanh, cần có hướng dẫn cho người dân đóng góp trồng cây xanh.

-Đưa cây xanh vào 1 hạng mục khi xây dựng các công trình dự án, tòa nhà để các tòa nhà văn phòng, chung cư có cây xanh ở mỗi tầng và trên tầng thượng.

Chuyên gia mách nước: Cách giảm nhiệt cho đô thị
-Khi nhà người dân có hệ thống cây xanh, sẽ hạn chế dùng điều hòa và giảm lượng cục nóng ra ngoài.2. Làm sạch hệ thống sông, hồ:

-Ở Hà Nội, hệ thống sông hồ rất nhiều, việc làm sạch sẽ giúp người dân ra đường, vãn cảnh, hạn chế ở nhà dùng điều hòa tốn điện và làm cục nóng tăng nhiệt độ. Tận dụng sông hồ làm khu vui chơi cho người dân.

-Hạn chế cống hóa, lấp sông hồ để tăng mật độ mặt nước trong đô thị. Thậm chí tạo thêm các hồ, sông nhân tạo để tăng mật độ diện tích nước cho đô thị.-Khuyến khích người dân dùng phương tiện giao thông công cộng.

Người dân dùng phương tiện giao thông công công sẽ ít sử dụng phương tiện cá nhân và hạn chế lượng khí thải. Xu hướng sử dụng phương tiện công cộng xanh như xe bus điện hoặc Metro sẽ giúp đô thị giảm nhiệt.

3. Đưa các tiêu chí về năng lượng, gió, ánh sáng mặt trời trong thiết kế công trình dân dụng vào giao thông:

-Khuyến khích người dân đưa các tiêu chí này vào thiết kế để đón gió 1 cách tối ứu, giúp người dân hạn chết dùng điều hòa sẽ giảm nhiệt độ cho đô thị. Như đón nhiều gió bởi vị trí của sổ, hành lang. Hướng hạn chế ánh sáng mặt trời, tận dụng bóng của tòa nhà trên các con đường.

-Trên mái có thể dùng làm pin mặt trời hoặc trồng cây.Các tòa nhà cần có thiết kế ánh sáng, gió để đưa gió mát vào nhà.

4. Sử dụng các loại vật liệu cho công trình, tòa nhà và hệ thống đường xá (vật liệu xanh) để hạn chế bức xạ mặt trời, hấp thụ năng lượng mặt trời, giảm hiệu ứng nhà kính và từ đó giảm nhiệt cho đô thị. Ở một số nước, sử dụng các loại vật liệu cho vỉa hè và mặt đường, gọi là “thành phố bọt biển” thành các bề mặt có thể thấm, lọc và lưu trữ nước, sau đó giải phóng nước dự trữ để sử dụng, cũng góp phần làm giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị.

5.Đầu tư hệ thống phun sương:

-Sử dụng khi cần thiết, phụ thuộc vào độ ẩm của không khí.

-Giảm nhiệt độ và bụi cho môi trường.

6.Với những khu đã lỡ quy hoạch để mật độ nhà dày đặc không thể trồng nhiều cây thì bù vào những vùng lân cận:

-Phát triển rừng gần thành phố như Hà Nội thì bảo vệ núi Ba Vì, Sóc Sơn. Còn ở Sài Gòn thì phát triển bảo tồn khu vực sông nước miền Tây và rừng Sác Cần Giờ.

-Hạn chế quy hoạch khu công nghiệp gần Thành phố để hạn chế nguồn phát thải khí (nếu có). Cần có lộ trình di chuyển khu công nghiệp ra dần thành phố, hướng đến công nghiệp xanh hạn chết khí thải công nghiệp.

Cùng cấp nhiệt độ tự nhiên, nhưng nhiệt độ khu vực đô thị sẽ nóng hơn ở các vùng ngoại ô và nông thôn khá lớn bởi các lý do trên.

Theo ông Sơn, quá trình làm mát cho đô thị cần có lộ trình và áp dụng các giải pháp đồng bộ cho phù hợp. Áp dụng các giải pháp tự nhiên và khoa học sẽ giúp các khu vực đô thị lớn như Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh thay đổi đáng kể, giúp cho đời sống người dân được cải thiện hơn.

>> Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân

Bên trong mỏ vàng sâu nhất thế giới: Nằm 4km dưới lòng đất, nhiệt độ lên đến 60 độ C và sử dụng đến 2.300kg thuốc nổ mỗi ngày

Người dân tăng dùng quạt, điều hoà… do nắng nóng: Tiêu thụ điện lập kỷ lục mới, có ngày gần chạm mốc 1 tỷ kWh

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chuyen-gia-mach-nuoc-cach-giam-nhiet-cho-do-thi-234547.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Chuyên gia mách nước: Cách giảm nhiệt cho đô thị
    POWERED BY ONECMS & INTECH