Cổ phiếu ngành dược đua nhau tăng trần, nhiều mã vượt đỉnh lịch sử được kỳ vọng điều gì?
Ngành dược được dự báo sẽ duy trì tăng trưởng kép 8% trong dài hạn và sẽ chiếm 5% thu nhập bình quân đầu người mỗi năm.
Trong phiên sáng 16/7, nhóm cổ phiếu ngành dược thi nhau tăng trần trên cả ba sàn như DCL, DBD, DHG , DBT, DVM, PBC, DVN. Trong đó, ba mã DHT, DP1 và IMP  đồng loạt vượt đỉnh lịch sử. Các cổ phiếu dược còn lại cũng ghi nhận đà tăng mạnh.
Cổ phiếu ngành dược đồng loạt tăng trong phiên 16/7 |
Trong báo cáo ngành dược mới nhất của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC ), ngành này được dự báo sẽ duy trì tăng trưởng kép 8% trong dài hạn nhờ hai yếu tố chính:
Xu hướng nhân khẩu học tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dược phẩm trong dài hạn.
Đối với người cao tuổi, các vấn đề về sức khỏe sẽ xuất hiện nhiều và nhu cầu sử dụng các sản phẩm thuốc sẽ cao hơn đối với người ở độ tuổi lao động. Đối với các quốc gia đã phát triển, chi tiêu dành cho dược phẩm ở Mỹ chiếm tỷ trọng 18% GDP và khoảng 10% GDP ở khu vực Châu Âu.
Xu hướng già hóa dân số càng ngày gia tăng |
Theo Tổng cục Thống kê, số người trên 60 tuổi khoảng 13 triệu người tương đương với 13,17% tổng dân số Việt Nam vào năm 2022. Con số này được dự báo sẽ tăng lên 29,22 triệu người, chiếm 25,35% tổng dân số Việt Nam vào năm 2050.
>> Hưởng lợi từ chính sách nội địa hoá ngành dược, một cổ phiếu được kỳ vọng tăng giá 39% 
Người dân đang chi tiêu nhiều hơn dành cho dược phẩm nhờ thu nhập bình quân tăng lên.
Fitch Solutions dự báo chi tiêu bình quân đầu người dành cho dược phẩm có xu hướng tăng lên từ mức 1,46 triệu đồng của năm 2021 lên 2,12 triệu đồng vào năm 2026, tương đương với mức tăng trưởng kép 7,8% trong vòng 5 năm tới, chiếm tỷ trọng trung bình 5% thu nhập bình quân đầu người mỗi năm.
Chi tiêu mỗi cá nhân dành cho dược phẩm được dự báo sẽ tăng lên |
Trong môi trường chính sách thuận lợi, VDSC cho rằng kênh ETC (các loại thuốc bán theo đơn bác sĩ) sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của ngành dược trong năm 2024.
Mặc dù giá trị trúng thầu trong hai tháng đầu năm chỉ đạt 17.000 tỷ đồng (-14%) do mức nền cao của cùng kỳ, tuy nhiên sự sụt giảm chủ yếu đến từ thuốc biệt dược gốc với giá trị là 1.540 tỷ đồng (-83%), vốn là nhóm thuốc được nhập khẩu từ nước ngoài.
Dựa vào chính sách ưu tiên sử dụng thuốc generic thay vì biệt dược gốc nhằm giảm giá thành, giảm gánh nặng kinh tế cho quỹ BHYT, giá trị trúng thầu tại các nhóm từ 2 – 4 đạt 8.000 tỷ đồng (+50%) với tỷ trọng thuốc nội địa lên tới 87%. Đây được xem như chỉ báo sớm về xu hướng tăng trưởng của các công ty dược nội địa.
Mặt khác, kênh OTC (các loại thuốc bán không cần kê đơn) dự kiến sẽ tăng trưởng ổn định tương đương với mức tăng trưởng chung của ngành khoảng 7-8% nhờ hệ thống phân phối rộng lớn của các chuỗi cửa hàng thuốc bán lẻ và hơn 62.000 nhà thuốc truyền thống thói quen mua thuốc tại các cửa hàng bán lẻ thay vì đến bệnh viện của phần đông người dân.
>> Cá mập 'đi tiền’ tại Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (TNH) sau kế hoạch nới room ngoại lên 70%