Cổ phiếu penny bất động sản: Bảo vệ "thành quả" thế nào sau nhịp tăng nóng?

15-05-2023 05:26|Quốc Trung

VN-Index kết tuần 8 - 12/5/2023 khả quan sau hơn 1 tháng rung lắc; dòng tiền tăng mạnh ở loạt cổ phiếu penny (đặc biệt tại nhóm bất động sản) kéo thị giá lên cao. Tuy nhiên, câu chuyện bảo vệ thành quả ở nhóm này là không hề dễ dàng.

Dòng tiền tăng mạnh trên sàn HNX: Họ Trí Việt, nhóm thép bay cao

VN-Index kết tuần tăng 26,6 điểm lên mức 1.066,9 - tích cực nhất sau hơn 1 tháng; HNX-Index tăng 7,3 điểm - đạt mức 215,1.

Thanh khoản sàn HOSE tăng 9,1% so với tuần trước - tương ứng gần 11.000 tỷ đồng/phiên; thanh khoản trên HNX thậm chí tăng 48% lên mức 1.600 tỷ đồng/phiên. Nhờ diễn biến này, các mã như TVC, TIG, IPA, BII, VGS có tuần giao dịch hưng phấn với mức tăng từ 20 - 30% giá trị.

Cổ phiếu penny bất động sản: Bảo vệ

Tuần qua, nhóm cổ phiếu ngân hàng hỗ trợ đắc lực cho nhịp hồi của thị trường chung trong đó STB (+7,4%), SHB (+5,9%), OCB (+4,8%), BID (+3,6%), VCB (+3,3%), VIB (+1,7%), HDB (+1,8%), EIB (+2,7%),...

Nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng tăng khá trong bối cảnh thanh khoản thị trường cải thiện với BVS (+16,3%), VIX (+13,8%), WSS (+13%), SHS (+10,8%), SSI (+8,4%), VND (+8,5%), CTS (+6%),...

Nhóm cổ phiếu thép có 2 phiên cuối tuần đồng khởi đặc biệt ở các mã vừa và nhỏ. Cổ phiếu SMC sau 6 phiên tăng liên tiếp (+18,8%) đã bứt mạnh khỏi mệnh giá - hiện đạt 12.000 đồng. Trong cùng thời gian, TLH tăng 18,5%, NKG tăng 6,9%, HSG tăng 5,2%, POM tăng 8,5%,... Cố phiếu HPG tăng 4,9% và có lần đầu vượt mốc 22.000 đồng sau 3 tháng.

Nhóm cổ phiếu bất động sản vừa và nhỏ hút thanh khoản trong đó QCG (+18,8%), VPH (+17%), TDC (+14,9%), ITC (+11,4%), DXG (+11%), SCR (+9,8%), FIT (+28%), BII (+20%),...

cp
Ông Lê Đức Khánh cho rằng nhà đầu tư nên cân nhắc chốt lời một số cổ phiếu penny đã tăng mạnh

Bàn về chuyện tăng giá của nhóm cổ phiếu penny, ông Dương Hoàng Linh - Giám đốc phân tích - Công ty Chứng khoán Sacombank (SBS) cho rằng, thị trường khi bước vào giai đoạn mà nhóm penny “nổi sóng” thường lại là ở cuối chu kỳ tăng điểm. Ngoài ra, trong bối cảnh hiện tại, sóng đầu cơ sẽ không kéo dài do vậy không nên quá kỳ vọng vào các cổ phiếu penny cũng như midcap.

Với câu chuyện của các mã bất động sản vừa và nhỏ, theo ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phát triển năng lực đầu tư - Công ty Chứng khoán VPS, nhà đầu tư vẫn nên lưu ý về các cổ phiếu có thể ước tính được giá trị cơ bản của doanh nghiệp; nên chọn cổ phiếu điển hình hơn để đầu tư và tất nhiên cả khía cạnh đầu cơ (nhất là các mã nóng như DIG, DXG, CEO, HQC,...).

Việc tăng giá tốt trong khoảng thời gian ngắn cũng có thể là 1 gợi ý là nên chốt lời và cơ cấu lại danh mục đầu tư hơn là việc đặt kỳ vọng mức sinh lời ở mức cao hơn.

Khối ngoại chỉ còn bán nhẹ

Trong tuần giao dịch vừa qua, khối ngoại tiếp đà bán ròng 145 tỷ đồng trên HOSE, 3 tỷ trên HNX và gần 18 tỷ đồng trên sàn UPCoM.

Thống kê theo từng mã, giá trị rút ròng tập trung ở cổ phiếu CTG với 281 tỷ đồng, DPM với 75 tỷ, VPB (65 tỷ), GMD (55 tỷ), HHV (48 tỷ),... Ngược lại, nhóm này gom 202 tỷ đồng cổ phiếu SSI; các mã như STB, VND, HPG được mua ròng từ 105 - 145 tỷ đồng.

Với riêng cổ phiếu HPG, gần 2 tháng trở lại đây, khối ngoại đã túc tắc mua ròng gần 50 triệu đơn vị - giá trị tương ứng khoảng 1.000 tỷ đồng.

cp

Một số cổ phiếu lớn khác như VRE, MBB, VIC, POW, VNM,... cũng hút tiền đáng kể.

Trên sàn HNX và UPCoM, các cổ phiếu CEO, TNG, LTG, MBS được gom mua từ 5 - 35 tỷ đồng trong khi nhóm PVS, VCS, MCH, QNS bị bán ròng từ 7 - 27 tỷ.

cp

Dòng tiền tổ chức cân lực bán trên toàn thị trường

Tuần qua, nhà đầu tư cá nhân chuyển hướng bán nhẹ 56 tỷ đồng; khối tự doanh công ty chứng khoán rút ròng 106 tỷ đồng. Trong khi đó, tổ chức nội là bên mua ròng khớp lệnh duy nhất - đối ứng với các nhóm đầu tư còn lại.

Thực tế, cá nhân trong nước đã mua ròng 350 tỷ đồng trên HOSE song nếu tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 56 tỷ. Dòng tiền tập trung gom cổ phiếu vật liệu - xây dựng, bán lẻ, hóa chất,... trong khi bán ra ở nhóm chứng khoán, tài nguyên cơ bản, bất động sản và dầu khí.

Cổ phiếu SSI bị chốt lời 264 tỷ đồng, HPG (188 tỷ), STB (174 tỷ), VRE (132 tỷ), VND (116 tỷ), POW (65 tỷ), BID (41 tỷ),... Ngược lại, CTG được mua mạnh nhất với 208 tỷ đồng, NVL (113 tỷ). Theo sau có các mã VCG, DPM, HHV, GAS, KDH, SAB,...

Trái chiều cá nhân, tổ chức nội bán ròng 96 tỷ đồng tuần qua. Tuy nhiên nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh, họ đã mua ròng 728 tỷ. Các nhóm vật liệu - xây dựng, điện, bán lẻ,... bị bán nhẹ trong khi cổ phiếu ngân hàng được gom 306 tỷ đồng (STB hút ròng 101 tỷ).

Các mã khác ghi nhận dòng tiền vào có VRE (86 tỷ), SSI (74 tỷ), VCB (63 tỷ), TCB (47 tỷ), VPB (32 tỷ), CTG (32 tỷ),…

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu VCG bị rút 101 tỷ đồng, NVL của Novaland cũng bị bán 89 tỷ.

3 cổ phiếu ngân hàng cùng lập đỉnh lịch sử phiên sáng 25/12

VinaCapital kỳ vọng VN-Index tăng 20% trong năm 2025, nhóm chứng khoán chỉ tăng 1%

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/co-phieu-penny-bat-dong-san-bao-ve-thanh-qua-the-nao-sau-nhip-tang-nong-183138.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Cổ phiếu penny bất động sản: Bảo vệ "thành quả" thế nào sau nhịp tăng nóng?
    POWERED BY ONECMS & INTECH