FPT là cái tên nổi bật trên sàn chứng khoán. Đây cũng là doanh nghiệp VN30 hiếm hoi duy trì vị thế tăng trưởng cả về kết quả kinh doanh cũng như giá cổ phiếu trong gần hai thập kỷ trên sàn.
Thị trường chứng khoán những tháng đầu năm 2024 tiếp tục ghi nhận diễn biến tích cực đến từ thanh khoản. VN-Index có thời điểm vượt mốc 1.270 điểm và tiệm cận mức cao nhất 17 tháng.
Trong nhịp hưng phấn kéo dài suốt 4 tháng của dòng tiền (VN-Index tăng hơn 240 điểm từ đầu tháng 11/2023), hàng chục cổ phiếu  đã lần lượt thiết lập các mức đỉnh lịch sử. Các cổ phiếu này chủ yếu tập trung tại các nhóm như ngân hàng (ACB, HDB, MBB, VCB, LPB, BID), chứng khoán (BSI, CTS...), nhóm sản xuất (BMP, DRC...).
Thậm chí, cả 4 cổ phiếu họ FPT (FPT, FRT, FTS, FOX) trở thành trường hợp hiếm hoi cùng nhau thiết lập các mức cao kỷ lục. Trong số này, FPT - cổ phiếu VN30 tiếp tục thị uy sức mạnh khi tăng thêm 20,8% chỉ tính từ đầu tháng 2 tới nay.
>> Đi lên bằng thực lực, cả 4 cổ phiếu họ FPT cùng lập đỉnh lịch sử 
Lúc 14h18' phiên 13/3, mã tăng thêm 3,6% lên mức 115.900 đồng/cp; thanh khoản tiếp tục duy trì mức cao với 4,3 triệu đơn vị.
Cùng với vị thế mua chủ động của các dòng tiền lớn, chỉ sau hơn 5 tháng, FPT đã tăng tới 40% từ mức 82.x đồng. Nếu tính từ thời điểm thị trường tạo đáy 874 điểm hồi giữa tháng 11/2022, cổ phiếu FPT thậm chí tăng tới 120% - mức tăng rất mạnh đối với một cổ phiếu VN30 trong cùng thời điểm.
Ông Trương Gia Bình hiện là người giàu thứ 6 trên sàn chứng khoán Việt Nam |
Với việc sở hữu 77,16 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 6,08% vốn), giá trị tài sản theo vốn hóa cổ phiếu FPT của Chủ tịch Trương Gia Bình hiện ở mức 8.950 tỷ đồng - tăng 1.566 tỷ đồng kể từ đầu tháng 2 (tính trung bình mỗi phiên vị lãnh đạo có thêm 62,6 tỷ đồng tài sản).
Nếu tính cả số cổ phiếu TPB và phần vốn đại diện nắm giữ tại Viễn thông FPT (FOX), khối tài sản của ông Bình đạt gần 10.200 tỷ đồng - Xếp thứ 6 trong Top người giàu trên sàn chứng khoán.
So với giá tại thời điểm lên sàn năm 2006 (13.3x đồng), cổ phiếu FPT hiện đã tăng 770% (trung bình tăng 42,8%/năm) |
FPT là cái tên nổi bật trên sàn chứng khoán. Đây cũng là doanh nghiệp VN30 hiếm hoi duy trì vị thế tăng trưởng cả về kết quả kinh doanh cũng như giá cổ phiếu trong gần hai thập kỷ trên sàn.
Năm 2023, doanh thu Tập đoàn FPT đạt 52.618 tỷ đồng - tăng 19,6% so với năm 2022. Đây cũng là năm thứ 5 liên tiếp FPT ghi nhận doanh thu tăng trưởng so với năm trước đó, vượt kỷ lục cũ lập được năm 2017.
Trong cơ cấu doanh thu của FPT, mảng phần mềm xuất khẩu chiếm 46% khi mang về gần 24.300 tỷ đồng; mảng viễn thông đạt gần 15.200 tỷ đồng - tăng 8,8%; mảng đầu tư, giáo dục đạt 6.573 tỷ đồng - tăng 30% so với cùng kỳ.
Tập đoàn báo lợi nhuận trước thuế 9.203 tỷ đồng; lãi sau thuế 7.792 tỷ đồng - tăng 20% so với năm 2022. Đây cũng là mức kỷ lục trong lịch sử niêm yết.
Hưởng ứng đà tăng trưởng kinh doanh, cổ phiếu FPT tăng 47% trong năm 2023 trước khi có lần đầu vượt mốc 100.000 đồng/cp ngay trong phiên 2/2/2024.
Chân dung tân Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT 
Lãnh đạo Tập đoàn FLC thông tin về cổ phiếu FLC sau 18 tháng 'bất động'