Trái với diễn biến tích cực của nhiều nhóm ngành, phiên sáng 1/4/2022 chứng kiến sự phân hóa tại nhóm cổ phiếu thủy sản trong đó các mã như TS4, HVG, AGF, ATA, CAD,... đều mất hơn 4%; VHC, FMC, CMX, IDI còn sắc xanh.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 14,07 điểm (0,94%) lên 1.506,22 điểm; HNX-Index giảm 0,27 điểm (-0,06%) xuống 449,35 điểm; UpCOM-Index giảm 0,53 điểm (-0,45%) xuống 116,51 điểm.
Trái với diễn biến tích cực của nhiều nhóm ngành, phiên sáng 1/4/2022 chứng kiến sự phân hóa tại nhóm cổ phiếu thủy sản trong đó các mã như TS4, HVG, AGF, ATA, CAD,... đều mất hơn 4%; VHC, FMC, CMX, IDI còn sắc xanh.
Dù được xem là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 95 tỷ USD trong năm 2021 nhưng thị trường Mỹ vẫn còn nhiều rào cản để các doanh nghiệp Việt tăng thêm kim ngạch xuất khẩu.
Để chuẩn bị cho việc xuất khẩu cá tra sang Mỹ vào tháng 7 tới đây, ông Đỗ Lập Nghiệp - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Nam Việt cho biết, doanh nghiệp vẫn đang cập nhật danh sách các nhà máy của công ty để chờ phía Mỹ xác nhận trước khi xuất khẩu.
"Đây có thể là bước cuối sau 3 năm làm các thủ tục pháp lý, chuẩn bị cho việc đưa hàng vào thị trường lớn nhưng khó tính này. Nhưng điều tôi vẫn còn lo nhất là kiểu tính thuế hồi tố của Mỹ rất khắt khe", ông Nghiệp nói.
Việc tính thuế hồi tố của Mỹ nhằm chống bán phá giá khiến việc xuất hàng vào thị trường này gặp nhiều rủi ro. Chẳng hạn, khi được phép xuất khẩu sang thị trường Mỹ, doanh nghiệp được hưởng thuế suất 0%. Tuy nhiên, các ngành chức năng của Mỹ sẽ kiểm tra lại giá bán sản phẩm này tại nước thứ 3. Nếu doanh nghiệp bán cùng mặt hàng này vào nước thứ 3 với giá bán như tại thị trường Mỹ xem như doanh nghiệp đạt.
"Ngược lại, khi kiểm tra sản phẩm cá tra này bán ở quốc gia khác, nếu phát hiện doanh nghiệp bán giá khác, phía Mỹ cho rằng doanh nghiệp bán phá giá và sẽ đánh thuế suất từ 30 - 40%. Đây chính là điều mà các doanh nghiệp đang lo ngại. Do đó, chúng tôi rất mong muốn việc hợp tác song phương giữa Việt Nam và Mỹ làm sao phải thông thoáng hơn nữa, doanh nghiệp mới xuất khẩu sang Mỹ được nhiều hơn", ông Nghiệp nói.
Trong khi đó, dù đạt kim ngạch xuất khẩu hơn tỷ USD sang Mỹ nhưng xuất khẩu tôm vẫn chưa có dấu hiệu tích cực.
Ông Phạm Hoàng Việt - Tổng Giám đốc CTCP Thực phẩm Sao Ta cho biết, trong năm 2021, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới có giảm nhiệt và cơ bản kiểm soát được nên xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ nói riêng và châu Âu, Nhật Bản nói chung tăng trưởng khá, công ty thu về kim ngạch khoảng 210 triệu USD.
"Tuy nhiên, năm 2022 lại khá khó khăn khi cước phí tàu chưa giảm, nguyên liệu không ngừng tăng", ông Việt cho biết.
Ở một thị trường châu Á, Tổng Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) vừa có công văn gửi Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) về việc áp dụng giấy chứng nhận thủy sản khai thác tại thị trường Nhật Bản kể từ 1/12/2022.
Theo thông báo từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, cơ quan thẩm quyền của Nhật Bản sẽ áp dụng yêu cầu giấy chứng nhận thủy sản khai thác (Catch Certificate) cho 4 loài là mực ống và mực nang (Squid anh Cuttle fish), cá thu đao (Pacific saury, Cololabis spp.), cá thu (Mackerel, Scomber spp) và cá trích (Sardine, Sardinops spp) khi nhập khẩu vào Nhật Bản.
Được biết, Nhật Bản là thị trường lớn thứ 2 của thủy sản Việt Nam. Năm 2021, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản đạt hơn 1,3 tỉ USD, chiếm 14,9% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.
4 cổ phiếu ngân hàng cùng vượt đỉnh trong phiên 27/12, VN-Index chiếm cao điểm 1.275 
Cổ phiếu Hoàng Huy (TCH) về sát giá trị sổ sách, chờ bứt phá với loạt dự án BĐS sắp bàn giao