Cổ phiếu VNDirect (VND) xuất hiện 3 thông tin hỗ trợ quan trọng, 'bắt đáy' được chưa?
Chỉ sau hai phiên tăng mạnh, vốn hóa Chứng khoán VNDirect (VND) đã tăng thêm 1.522 tỷ đồng, vượt 18.600 tỷ.
Kết phiên 17/1, cổ phiếu VND  của Chứng khoán VNDirect (sàn HoSE) ngược dòng thị trường, giảm 0,8% về mức 12.150 đồng/cp. Sự tích cực đã không thể nối dài trong phiên cổ phiếu T+2 (của phiên 15/1) về tài khoản. Dù vậy, những nhà đầu tư mua vào tại mức giá thấp nhất phiên 14 và 15/1 đã tạm lãi hơn 8% và có thể chốt lời.
Trước đó, cổ phiếu VNDirect nhận được sự chú ý lớn trong phiên tăng 7 điểm của VN-Index ngày 16/1 khi tăng kịch trần cùng thanh khoản sôi động nhất sàn chứng khoán, với hơn 19 triệu đơn vị, ngay cả khi mã chuyển tím từ rất sớm.
Chỉ sau hai phiên tăng mạnh, vốn hóa công ty chứng khoán có quy mô vốn điều lệ cao Top 2 trên sàn đã tăng thêm 1.522 tỷ đồng, vượt 18.600 tỷ.
Diễn biến giá cổ phiếu VND |
Thông tin hỗ trợ 1: Trái phiếu Trung Nam
Nhịp tăng mạnh của cổ phiếu VND diễn ra ngay sau khi CTCP Điện gió Trung Nam Đắk Lắk 1 - công ty thành viên của Trung Nam Group (tập đoàn lớn trong ngành năng lượng) thông báo mua lại trước hạn 6 lô trái phiếu với tổng giá trị 200 tỷ đồng. Các lô trái phiếu này được phát hành vào năm 2021, kỳ hạn từ 5 tới trên 10 năm.
Cần biết, VNDirect chính là đơn vị tư vấn hồ sơ, bảo lãnh phát hành, quản lý tài sản đảm bảo, cũng như đăng ký lưu ký và thanh toán trong các đợt phát hành trái phiếu của Trung Nam Đắk Lắk 1. Bản thân những vấn đề phát sinh, lo ngại của doanh nghiệp này (trong đó có diễn biến không mấy tích cực của cổ phiếu VND) thời gian qua một phần lớn liên quan đến vấn đề về hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu Trung Nam.
Tại ĐHCĐ thường niên 2024, cổ đông Chứng khoán VNDirect từng đặt nhiều câu hỏi liên quan đến khả năng phá sản của Trung Nam Group và ảnh hưởng đến danh mục tự doanh của VNDirect. Bà Phạm Minh Hương - Chủ tịch HĐQT VNDirect - khẳng định công ty đã chuẩn bị các phương án dự phòng từ hai năm trước để đối phó với rủi ro. Bà Hương cũng nhấn mạnh rằng, dù tình hình tài chính của Trung Nam khó khăn, phần lớn dự án của tập đoàn này đã đi vào vận hành, giảm thiểu nguy cơ mất khả năng thanh toán.
Ngoài ra, lãnh đạo VNDirect cho biết các khoản đầu tư vào trái phiếu Trung Nam đều có tài sản đảm bảo, giúp hạn chế rủi ro tài chính. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn giữ thái độ thận trọng khi cổ phiếu VND tiếp tục lao dốc và chưa có dấu hiệu hồi phục.
Thông tin hỗ trợ 2: Trái phiếu VNDirect
Ở diễn biến đáng chú ý, VNDirect vừa phát đi thông báo về tình hình thanh toán gốc và lãi trái phiếu trong năm 2024 trong đó cho biết đã hoàn tất việc thanh toán toàn bộ gốc và lãi của lô trái phiếu VND122013  trị giá 400 tỷ đồng, được phát hành vào ngày 7/3/2022 với kỳ hạn 2 năm.
Mới đây, theo báo cáo phân tích của Chứng khoán Vietcap, VNDirect được cho là đạt mức lãi sau thuế năm 2024  khoảng 2.000 tỷ đồng, đi ngang so với năm 2023.
Ảnh minh họa |
Thông tin hỗ trợ 3: Định giá "siêu rẻ"
Hiện tại, cổ phiếu VND đang giao dịch ở mức P/E và P/B lần lượt là 8,15 và 0,96 lần, thấp hơn nhiều so với trung bình ngành chứng khoán và VN-Index. Tại mức giá hiện tại, cổ phiếu này cũng giao dịch thấp hơn giá trị sổ sách (gần 12.800 đồng/cp).
Dù định giá được xem là hấp dẫn, áp lực giảm giá kéo dài phản ánh sự mất niềm tin của nhà đầu tư vào cổ phiếu này. Tâm lý e ngại bắt nguồn từ các yếu tố ngoại cảnh, bao gồm sự cố hệ thống, cạnh tranh trong ngành môi giới và lo ngại từ danh mục trái phiếu Trung Nam.
Trong bối cảnh ngành chứng khoán đang chịu áp lực chung từ thanh khoản thấp và dòng tiền yếu, việc định vị lại chiến lược kinh doanh và cải thiện hiệu suất hoạt động sẽ quyết định triển vọng của VNDirect trong thời gian tới.
>> VPS, VNDirect tiếp tục mất thị phần môi giới vào tay đối thủ trong quý IV/2024 
Bắt đáy VND được chưa?
Từ cuối tháng 3/2024 đến nay, cổ phiếu VND đã liên tục điều chỉnh, giảm khoảng 41% tính đến thời điểm hiện tại. Thậm chí có thời điểm mã bốc hơi hơn 50% giá trị, lùi về sát mốc 11.000 đồng.
Biến cố bị tấn công hệ thống ngay cuối tháng 3 năm ngoái là tác nhân chính khiến giá cổ phiếu mất đi động lực tăng. Sau sự cố, thị phần môi giới của VNDirect trên sàn HoSE sụt giảm mạnh, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh.
Đến cuối năm 2024, công ty chứng khoán của bà Phạm Minh Hương chiếm 5,87% thị phần, giảm 3 bậc so với năm trước, qua đó đứng ở vị trí thứ 6. Trong giai đoạn 2022 - 2023, công ty luôn giữ vị trí thứ 3 với lần lượt là 7,88% và 7,01%. Theo nhiều chuyên gia, nguy cơ đánh mất thị phần môi giới của VNDirect vẫn còn hiện hữu.
Có thể thấy, dù nắm nhiều lợi thế, đặc biệt là về yếu tố định giá, động thái tăng giá gần đây vẫn là chưa đủ cơ sở để khẳng định cổ phiếu VNDirect đã đảo chiều thành công. Dưới góc độ phân tích kỹ thuật, cổ phiếu này hiện vẫn nằm trong xu hướng giảm. Các đường trung bình động MA10 và MA20.