Đi ngược thế giới, Hy Lạp trở thành quốc gia EU đầu tiên áp dụng tuần làm việc 6 ngày
Chính phủ Hy Lạp gây tranh cãi khi đi ngược lại xu hướng “giảm ngày công, tăng năng suất” trên toàn cầu.
Hy Lạp đã gây tranh cãi khi áp dụng chế độ làm việc sáu ngày một tuần cho một số doanh nghiệp nhằm mục đích tăng năng suất và việc làm tại quốc gia Nam Âu này.
Quy định có hiệu lực từ ngày 1/7 này đi ngược lại xu hướng toàn cầu của các công ty đang tìm cách rút ngắn tuần làm việc.
Đảo Santorini - một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch của Hy Lạp |
Theo luật mới được thông qua như một phần của Bộ luật Lao động rộng hơn vào năm ngoái , nhân viên của các doanh nghiệp tư nhân cung cấp dịch vụ 24/24 sẽ có tùy chọn làm thêm hai giờ mỗi ngày hoặc làm thêm ca tám giờ.
Đáng chú ý, động thái này đi ngược lại xu hướng toàn cầu, khi nhiều công ty đang tìm cách rút ngắn thời gian làm việc để cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhân viên. Theo luật mới, là một phần của bộ luật lao động được thông qua năm ngoái, nhân viên tại các doanh nghiệp tư nhân hoạt động 24/7 có thể chọn làm thêm hai giờ mỗi ngày hoặc một ca tám giờ bổ sung. Điều này có nghĩa tuần làm việc truyền thống 40 giờ có thể kéo dài đến 48 giờ đối với một số ngành nghề.
Tuy nhiên, quy định này không áp dụng cho tất cả các lĩnh vực. Nhân viên trong ngành dịch vụ thực phẩm và du lịch  được loại trừ khỏi sáng kiến này. Bộ trưởng Lao động và An sinh xã hội Hy Lạp, Niki Kerameus, nhấn mạnh rằng quy định mới không làm thay đổi tuần làm việc 5 ngày/40 giờ theo luật hiện hành, mà chỉ cung cấp một tùy chọn linh hoạt trong những trường hợp đặc biệt.
“Tất cả những gì nó làm chỉ là cung cấp thêm tùy chọn cho trong những trường hợp hạn chế, như một biện pháp ngoại lệ. Hầu hết các quốc gia ở châu Âu đều có các điều khoản tương tự cho những ngày làm việc thêm ngoại lệ. Vì vậy, Hy Lạp không làm gì khác biệt”, Bộ trưởng Kerameus cho biết.
Chính phủ của Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis, vốn được xem là thân thiện với doanh nghiệp, khẳng định biện pháp này vừa có lợi cho người lao động, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Họ hy vọng rằng quy định mới sẽ giúp giải quyết vấn đề lao động không được trả lương đầy đủ cho công việc làm thêm giờ và giảm thiểu tình trạng lao động không khai báo.
Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis phát biểu với giới truyền thông trong cuộc họp Hội đồng châu Âu (EC) vào ngày 27/6/2024 tại Brussels, Bỉ. |
Dù vậy, quyết định này vẫn gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Các công đoàn lao động và các nhà quan sát chính trị đã chỉ trích gay gắt.
Giorgos Katsambekis, giảng viên về chính trị châu Âu và quốc tế tại Đại học Loughborough của Anh, mô tả việc chính phủ Hy Lạp ban hành luật mới là “một bước thụt lùi lớn” đối với lực lượng lao động vốn đã phải làm việc nhiều giờ nhất trong Liên minh châu Âu EU.
Theo dữ liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, người lao động ở Hy Lạp làm việc nhiều hơn ở Hoa Kỳ, Nhật Bản và các 27 nước thành viên EU.
Tổ chức này cho biết người lao động Hy Lạp làm việc trung bình 1.886 giờ vào năm 2022, nhiều hơn mức trung bình của Hoa Kỳ là 1.811 giờ và mức trung bình của EU là 1.571 giờ.
“Người dân Hy Lạp đã làm việc nhiều giờ nhất mỗi tuần ở châu Âu. Bây giờ họ có thể bị buộc phải làm việc thêm ngày thứ sáu, sau quyết định này của Chính phủ Hy Lạp”, John O’Brennan, giáo sư Luật pháp Liên minh Châu Âu tại Đại học Maynooth, Ireland, cho biết qua nền tảng truyền thông xã hội X vào hôm 1/7. “Thật nực cười khi so sánh với chế độ làm việc bốn ngày một tuần  ở hầu hết các quốc gia văn minh” - giáo sư này nhận định thêm.
Trước những ý kiến trái chiều từ chuyên gia và các công đoàn, Bộ trưởng Hy Lạp Kerameus cho biết thêm rằng các biện pháp mới này bảo vệ người lao động “trước tình trạng làm việc không khai báo và khai báo thiếu, đồng thời đảm bảo mức lương công bằng”.
“Theo các quy định nói trên, những nhân viên tình cờ làm việc vào ngày làm thêm có quyền được tăng đáng kể tiền lương hằng ngày, có thể lên tới 140% trong những điều kiện cụ thể. Ngoài ra, luật còn quy định thêm nhiều biện pháp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, chẳng hạn như ngày nghỉ được đảm bảo, giờ làm việc cụ thể và các biện pháp bảo vệ chống lại việc sa thải bất công ”, bà cho biết.
Cắt giảm ngày công, nâng cao năng suất
Triết lý "Work smarter, not harder" (Làm việc thông minh hơn, không phải vất vả hơn) đang lan tỏa mạnh mẽ trong giới trẻ và dần được các nhà quản lý nhân sự áp dụng vào chiến lược doanh nghiệp. Minh chứng cho xu hướng này là kết quả từ một cuộc thử nghiệm tuần làm việc bốn ngày quy mô lớn nhất thế giới, được tổ chức nghiên cứu Autonomy công bố đầu năm nay. Báo cáo cho thấy đa số các công ty tham gia đã quyết định duy trì mô hình này lâu dài.
Đáng chú ý, tất cả các Giám đốc dự án và Giám đốc điều hành được khảo sát đều ghi nhận những tác động tích cực của tuần làm việc bốn ngày đối với tổ chức của họ. Hơn nửa số người được hỏi thậm chí còn đánh giá những tác động này là "rất tích cực".
Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra một số mối lo ngại từ phía nhân viên, đặc biệt tại các công ty nơi ngày nghỉ bổ sung không được đảm bảo chắc chắn hoặc bị ràng buộc với việc hoàn thành các mục tiêu cụ thể. Điều này cho thấy việc triển khai mô hình làm việc mới cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo lợi ích cho cả doanh nghiệp và người lao động.
>> Vượt Đức, Pháp, các quốc gia từng nợ ngập đầu bây giờ đang gánh tăng trưởng cho cả châu Âu 
Cảm xúc trong ‘Inside Out 2’ cho ta biết gì về tâm lý của Gen Z ở chốn công sở? 
Năng suất lao động thấp chưa từng thấy, nước Anh thiệt hại 327 tỷ USD