Doanh nghiệp điện "phát sáng", lãi lớn trong quý II/2022

22-07-2022 15:30|Lan Phương

Quý II/2022, hầu hết doanh nghiệp điện thắng lớn nhờ lượng mưa nhiều, lưu lượng nước về hồ lớn và giá bán điện tăng cao.

Nhiều doanh nghiệp điện ghi nhận lợi nhuận khủng trong quý II/2022

Điều kiện thủy văn thuận lợi, lưu lượng nước về hồ lớn cùng giá bán điện tăng giúp nhiều doanh nghiệp điện lãi đột biến trong quý II/2022.

CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2), công ty con của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - PV Power (Mã chứng khoán: POW) công bố BCTC quý II/2022 với mức lãi tăng đột biến.

Cụ thể, quý II/2022, NT2 ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 2.700 tỷ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ; lãi sau thuế 365 tỷ đồng, gấp gần 15 lần cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, NT2 mang về gần 4.700 tỷ đồng doanh thu và hơn 525 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 44% và 276% so với cùng kỳ. Như vậy, NT2 mới thực hiện 33% mục tiêu doanh thu nhưng đã hoàn thành 77% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

CTCP Thuỷ điện Thác Bà (TBC) ghi nhận doanh thu quý II/2022 đạt mức tăng  38,4% lên 181 tỷ đồng và lãi sau thuế tăng 58% lên mức 102 tỷ đồng.

Doanh thu 6 tháng đầu năm 2022 của TBC đạt 348 tỷ đồng, tăng 21,6% so với cùng kỳ; lãi trước thuế 224 tỷ đồng, vượt 9,6% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 190 tỷ đồng, tăng 35,7% so với số lãi 140 tỷ đồng đạt được trong 6 tháng đầu năm 2021. 

Nhiệt điện Hải Phòng (HND) báo lợi nhuận sau thuế quý II/2022 đạt 280 tỷ đồng, tăng so với quý II/2021 là 91,53 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 48,6%.

Trong kỳ, mặc dù sản lượng điện thương phẩm của HND thấp hơn cùng kỳ 330 triệu kWh tuy nhiên do giá than tăng cao trong năm 2022, đặc biệt trong quý II/2022 dẫn đến giá PC tăng và doanh thu tăng.

CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP) công bố BCTC quý II/2022 với doanh thu giảm 2,3% xuống còn 2.416 tỷ đồng, song lãi sau thuế tăng gần 32% lên 254 tỷ đồng.

Nguyên nhân khiến doanh thu quý II giảm là do sản lượng điện giảm. Tuy vậy xu thế chung của cả thị trường điện quý 2 vừa qua đều là giá điện thành phẩm tăng cao, dẫn tới lợi nhuận gộp tăng. Lợi nhuận gộp trong kỳ của QTP tăng 35% lên 347 tỷ đồng

CTCP Thuỷ điện Sông Ba Hạ (SBH) báo quý II/2022 doanh thu gấp 2,5 lần cùng kỳ lên mức 168 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 71,5 tỷ đồng, gần gấp 8 lần so với số lãi xấp xỉ 9 tỷ đồng đạt được quý II/2021.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022, SBH đạt gần 300 tỷ đồng doanh, tăng 64,7% so với nửa đầu năm ngoái và cũng chỉ mới hoàn thành gần 44% kế hoạch năm.

Nhờ giá vốn giảm, lợi nhuận trước thuế đạt 133 tỷ đồng, hoàn thành gần 83% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm; lợi nhuận sau thuế đạt hơn 124 tỷ đồng, tăng 169% so với số lãi hơn 46 tỷ đồng đạt được trong 6 tháng đầu năm 2021.

Doanh nghiệp điện dè dặt lên kế hoạch kinh doanh năm 2022

Trước đó, nhiều doanh nghiệp đã đặt chỉ tiêu kinh doanh đi lùi trong năm nay

Nhơn Trạch 2 (NT2) dự kiến lãi 2022 về đáy 9 năm

Tại ĐHCĐ thường niên 2022, NT2 lên kế hoạch sản lượng điện năm nay đạt 4,3 tỷ kWh, tăng 35% so với thực hiện năm 2021. Với sản lượng này, NT2 ước tính tổng doanh thu đạt gần 8.129 tỷ đồng, tăng 32% so với thực hiện năm 2021; lãi sau thuế giảm 12% xuống còn 468 tỷ đồng. Đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất mà NT2 đạt được trong 9 năm trở lại đây.

CTCP Thủy điện Định Bình (TDB): Năm 2022, TDB lên kế hoạch kinh doanh năm 2022 với tổng doanh thu đạt hơn 67 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 32 tỷ đồng, giảm 3% so với thực hiện năm 2021.

CTCP Thủy điện Thác Bà (TBC): Đặt mục tiêu sản lượng điện sản xuất 510 triệu kWh, nhích nhẹ so mức 505,5 triệu kWh của năm 2021. Theo đó, TBC ước doanh thu đạt 508,5 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 204 tỷ đồng. giảm nhẹ so thực hiện năm 2021.

CTCP Thủy điện A Vương (AVC): Về kế hoạch kinh doanh năm 2022, AVC đặt mục tiêu khiêm tốn với tổng doanh thu hơn 449 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hơn 101 tỷ đồng - chưa bằng 30% lợi nhuận đạt được năm 2021. Kế hoạch sản lượng điện sản xuất khoảng 602 triệu kWh.

CTCP Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi - EVNHPC DHD (DNH): DNH đặt các mục tiêu bao gồm: sản lượng điện sản xuất đạt 2,463 tỷ kWh, sản lượng điện thương phẩm 2,443 tỷ kWh.Theo đó, DNH kỳ vọng tổng doanh thu 2.191 tỷ đồng; tổng lợi nhuận sau thuế 889 tỷ đồng, giảm lần lượt 12% và 36% so với thực hiện năm 2021.

Triển vọng ngành điện năm 2022

Trái với dự kiến đi lùi của các doanh nghiệp điện, nhiều chuyên gia nhận định ngành điện sẽ tiếp tục được hưởng lợi trong năm 2022.

Theo báo cáo triển vọng ngành năm 2022, các chuyên gia BSC dự báo tăng trưởng điện thương phẩm trong năm 2022 sẽ đạt 280,3 tỷ kWh (tăng 9,8%), chủ yếu tiêu thụ vào việc phục hồi các hoạt động sản xuất kinh doanh chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh. GDP ước tính tăng 6% trong năm 2022 theo như kịch bản.

du-bao-luong-tieu-thu-dien.jpg

Năng lượng tái tạo

Điện mặt trời, điện gió dự tính công suất tăng mạnh trong tương lai. Các chuyên gia doanh nghiệp có danh mục điện gió như PC1 sẽ bật tăng mạnh khi điện mặt trời được xem xét giảm bởi nhược điểm trong thời gian vận hành.

Nhiệt điện khí

Định hướng tỷ trọng tăng lên mức 24% vào 2030 và 27.3% ảnh hưởng tích cực đến triển vọng trung hạn của các doanh nghiệp như POW, NT2

Nhiệt điện than

Với nhiệt điện than, trong ngắn hạn, nguồn điện giá rẻ này vẫn đóng vai trò quan trọng đối với việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu phụ tải, đặc biệt trong giai đoạn vĩ mô khả năng phục hồi tích cực giai đoạn 2022 – 2025. Do đó, những doanh nghiệp nhiệt điện than như HND và QTP vẫn có thể được quan tâm.

Đầu năm 2022, VDSC từng nhận định theo kế hoạch vận hành thị trường điện 2022, sản lượng hợp đồng nhóm nhiệt điện tương đối cao, đủ để đảm bảo lợi nhuận cho nhóm này. VDSC đánh giá các doanh nghiệp nhiệt điện đã trải qua giai đoạn khó khăn năm 2021 và sẽ có một năm hứa hẹn trong năm 2022. Sản lượng hợp đồng nhóm này trong năm 2022 nhìn chung sẽ phục hồi, tuy nhiên mức độ tăng trưởng sẽ khác nhau.

VDSC dự phóng ba nhà máy điện khu vực miền Bắc là Nhiệt điện Hải Phòng (HND), Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP) và Nhiệt điện Phả Lại (PPC) sẽ được huy động nhiều do nguồn cung hạn chế và không có doanh nghiệp mảng năng lượng tái tạo.

Tuy nhiên, HND và QTP được đánh giá là hai doanh nghiệp nhiệt điện than sẽ có mức tăng trưởng sản lượng hợp đồng cao và tiềm năng dài hạn lớn. Trong khi đó, mặc dù sản lượng hợp đồng có phục hồi nhưng tăng trưởng của PPC không còn ở mức cao như những năm về trước do máy móc lâu đời.

Bên cạnh việc có sản lượng hợp đồng cao trong năm 2022, giá bán điện trên thị trường phát điện cạnh tranh cũng tương đối cao so với 2021. ĐIều này sẽ giúp cho các nhà máy điện phát trên thị trường điện cạnh tranh có nhiều cơ hội kiếm lời hơn, như nhóm thủy điện lớn, nhiệt điện. 

Nhóm thủy điện

Nhóm thủy điện được dự báo sẽ tiếp tục hưởng lợi và tích trữ nước tốt trong năm 2022.

Năm 2021 là năm thuận lợi đối với nhóm thủy điện nhờ vào điều kiện thủy văn. Đặc biệt, hiện dự báo về chu kỳ thủy văn đã có sự điều chỉnh với việc xác suất xảy ra La Nina vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất đến tháng 10/2022. Do đó, nhóm thủy điện được dự phóng sẽ tiếp tục hưởng lợi và tích trữ nước tốt trong năm nay, đặc biệt là nhóm thủy điện từ khu vực miền Trung trở vào Nam.

Chỉ đạo mới của Bộ Công Thương về việc 'gỡ vướng' giải phóng mặt bằng tại siêu dự án điện 1,4 tỷ USD

Một công ty điện đầu ngành có thể trở thành 'con ghẻ' khi dự án 1,4 tỷ USD đi vào vận hành

Bài thuộc chủ đề Dầu khí, Năng lượng
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/doanh-nghiep-dien-phat-sang-lai-lon-trong-quy-ii2022-141433.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Doanh nghiệp điện "phát sáng", lãi lớn trong quý II/2022
    POWERED BY ONECMS & INTECH