Doanh nghiệp mất hơn 1.000 tỷ vì Sở Xây dựng 'cứ rà đi soát lại’, TP. HCM xem xét giải trình dự án đô thị cao cấp chậm tiến độ

24-05-2024 20:45|Ngọc Trà

Dự án của doanh nghiệp đã đủ điều kiện để bán căn hộ, song chưa được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận thủ tục, gây thiệt hại cả nghìn tỷ đồng.

Báo Tuổi trẻ thông tin, Sở Xây dựng TP. HCM đã có văn bản đề nghị các Sở và UBND quận 7 có ý kiến về việc "giải trình chậm tiến độ". bên cạnh đó, Sở cũng yêu cầu các bên liên quan đưa ra hướng xử lý với Công ty TNHH Gotec Việt Nam, chủ một dự án căn hộ cao cấp tại quận 7.

Trước đó, vào tháng 1/2023, Gotec Việt Nam này đã có đơn cầu cứu gửi Thủ tướng, Bộ Xây dựng và các cơ quan chức năng liên quan đến dự án khu trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp tại đường Bến Nghé (phường Tân Thuận Đông, quận 7) do doanh nghiệp này làm chủ đầu tư.

tien-do-16730607537271342619708

Dự án đã xây xong phần móng và đủ điều kiện mở bán. Ảnh: G.T

Doanh nghiệp này cho rằng, dự án trên đã hoàn thành phần móng, hầm và tầng 1, đang xây các tầng tiếp theo và đã đủ điều kiện được bán, cho thuê mua đối với nhà ở thương mại. Tuy nhiên, các cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa xác nhận thủ tục để mở bán, khiến doanh nghiệp thiệt hại vì phải chờ đợi nhiều tháng trời.

Tháng 2/2023, Phó chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường đã chủ trì cuộc họp gỡ vướng mắc cho các dự án trong đó có dự án của Công ty Gotec Việt Nam.

>> Cao tốc 2 làn xe sắp được 'định danh' bằng một cái tên mới hoàn toàn?

Tiếp theo, ngày 24/6/2022, Gotec nộp hồ sơ đề nghị cấp thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua.

Lần này, Sở Xây dựng TP. HCM tiếp tục trả hồ sơ. Sở kèm theo công văn xin ý kiến UBND TP. HCM về việc rà soát việc chuyển nhượng mục đích sử dụng đất, việc chuyển nhượng quyền sử dụng khu đất thực hiện dự án từ Công ty CP Cảng Rau Quả cho Công ty Gotec.

Đến ngày 18/10/2022, Gotec tiếp tục nộp hồ sơ lần 2, Sở Xây dựng tiếp tục trả hồ sơ và có văn bản giao cho các sở "rà soát kỹ" lại toàn bộ quá trình chuyển mục đích sử dụng đất, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo ý kiến của Bộ Tài chính… Sở Xây dựng đề nghị Công ty Gotec liên hệ Sở Tài nguyên và Môi trường nắm lại tiến độ.

Gotec cho rằng, doanh nghiệp đã mất cả nghìn tỉ vì Sở Xây dựng TP. HCM 'cứ rà đi soát lại' và buộc phải cầu cứu đến Thủ tướng. Doanh nghiệp phải chịu các chi phí khác như marketing hơn 90 tỉ đồng, chi phí tài chính khoảng 32 tỉ đồng mỗi quý. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đang chậm thanh toán đối với nhà thầu, đối diện nguy cơ bị phạt, bồi thường.

"Các khoản thiệt hại trước mắt là khoảng 1.052 tỉ đồng cho tổn thất về doanh thu và chi phí. Về lâu dài nếu không sớm giải quyết cấp thông báo đủ điều kiện bán, chúng tôi sẽ không còn khả năng chi trả chi phí và duy trì hoạt động, dẫn đến mức độ thiệt hại sẽ lớn hơn", đại diện công ty này phát biểu trên báo Tuổi trẻ.

Theo Gotec, việc các cấp chỉ đạo giải quyết, cấp thông báo để doanh nghiệp bán nhà là để "cứu doanh nghiệp" trong bối cảnh khó khăn chung.

Với khiếu nại trên, Sở Xây dựng đề nghị các sở, ngành và UBND quận 7 căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có ý kiến về giải trình của Công ty Gotec Việt Nam, có thuộc trường hợp không xử lý vi phạm hành chính quy định tại điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) hay không. Việc này để đảm bảo cơ sở xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi triển khai dự án đầu tư xây dựng nhà ở chậm tiến độ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

>> Robot hiện đại nhất Việt Nam khoan thông nhánh hầm xuyên núi duy nhất trên cao tốc 12.500 tỷ đồng

Hé lộ danh tính doanh nghiệp ‘1 tháng tuổi’ quyết ‘rót vốn’ làm khu đô thị nghìn tỷ tại Quảng Bình

Cập nhật tiến độ thi công tuyến đường Vành đai 85.000 tỷ đồng tại Hà Nội

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/doanh-nghiep-mat-hon-1000-ty-vi-so-xay-dung-cu-ra-di-soat-lai-tp-hcm-xem-xet-giai-trinh-du-an-do-thi-cao-cap-cham-tien-do-d123473.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Doanh nghiệp mất hơn 1.000 tỷ vì Sở Xây dựng 'cứ rà đi soát lại’, TP. HCM xem xét giải trình dự án đô thị cao cấp chậm tiến độ
    POWERED BY ONECMS & INTECH