Điểm đến

Độc đáo chợ nằm ở nút giao của 7 con kênh: Là chợ nổi lớn nhất và lâu đời nhất Việt Nam, mỗi ngày đón hơn 300 tàu thuyền tới buôn bán

Quỳnh Châu 05/02/2024 00:05

Suốt một thế kỷ qua, chợ nổi này vẫn tồn tại và trở thành nét đặc trưng văn hóa riêng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Từ năm 1903-1914, người Pháp cho đào 7 con kênh xáng là Cái Côn, Mang Cá, Búng Tàu, Sóc Trăng, Xẻo Môn, Lái Hiếu và Xẻo Vong. Nơi đây trở thành đầu mối giao thông đường thủy lớn nhất Nam Kỳ thời ấy.

Chợ nổi Ngã Bảy (còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp) nằm ngay điểm giao nhau của 7 con kênh này. Ảnh: Truyền hình Hậu Giang

(TyGiaMoi.com) - Chợ nổi Ngã Bảy (còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp) nằm ngay điểm giao nhau của 7 con kênh này. Ảnh: Truyền hình Hậu Giang

Hình thành từ năm 1915, chợ nổi Ngã Bảy thuộc TP. Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Đây là trung tâm đầu mối hàng hóa lâu đời và lớn nhất miền Tây suốt 1 thế kỷ qua. Thời điểm mới hình thành, khu chợ thu hút hơn 300 chiếc thuyền tụ tập buôn bán mỗi ngày.

Chợ Ngã Bảy có lượng hàng hóa đa dạng và rất phong phú, nhất là trái cây, nông sản. Ngoài ra, chợ còn có các mặt hàng từ thủ công mỹ nghệ, đồ gia dụng cho tới cả đồ ăn, thức uống cũng không thiếu. Chợ Ngã Bảy toát lên nét văn hóa đặc trưng lối sống gắn liền với sông nước, ghe thuyền của người dân đồng bằng châu thổ.

Muốn tham quan chợ nổi Ngã Bảy, du khách có thể thuê vỏ lãi. Tại bến, nhiều chiếc đò nhỏ chở từ 3-4 khách đi chợ nổi. Đò rời bến, phong cảnh chợ nổi thật đẹp hiện ra trong sương sớm. Cảnh sinh hoạt của người dân Ngã Bảy diễn ra thật sinh động, thú vị.

59788-buon-ban-tren-cho-noi-700x467
Hàng trăm ghe, tàu lớn nhỏ đậu san sát nhau. Ảnh: Vietnam Travellog

(TyGiaMoi.com) - Hàng trăm ghe, tàu lớn nhỏ đậu san sát nhau. Ảnh: Vietnam Travellog

Cùng với đó, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh bạt ngàn màu sắc của trái cây, rau quả, các đồ dùng sinh hoạt miền sông nước. Đặc biệt là màu đỏ tươi của chôm chôm, măng cụt, mùi thơm của sầu riêng... Mỗi thuyền bán loại trái cây hay mặt hàng nào thì sẽ treo lơ lửng loại mặt hàng đó trên một cây sào cao, gọi là cây bẹo.

Đến chợ nổi Ngã Bảy ngay tờ mờ sáng, người ta đã thấy hàng trăm cây bẹo như những cột ăng ten kỳ lạ, treo lủng lẳng các loại mặt hàng. Trăm năm trước, giới thương hồ trên chợ nổi Ngã Bảy đã “sáng chế” ra lối quảng cáo, kiểu chào mời hàng độc đáo này. Vì thế, dù cách xa hàng trăm mét, du khách đã có thể nhận thấy ghe thương hồ đó bán gì.

Việc giao thương trên chợ diễn ra tự do

(TyGiaMoi.com) - Việc giao thương trên chợ diễn ra tự do

Âm thanh chợ nổi bao gồm tiếng máy nổ, chèo khua nước, sóng vỗ vào mạn thuyền. Người buôn bán ở chợ nổi thường không rao hàng, bởi họ đã “bẹo” hàng trước mũi ghe, xuồng cho biết đang bán cái gì. Góp phần cho chợ nổi thêm sinh động được thể hiện qua những chiếc ghe nhỏ bán thức ăn, phục vụ nhu cầu cho giới thương hồ...

Năm 1992, Jacques Yves Cousteau - thuyền trưởng tàu Calypso nổi tiếng đã nhận xét về chợ nổi Ngã Bảy - Phụng Hiệp: "Đây là khu chợ nổi độc đáo của thế giới, cần giữ gìn, phát huy". Để có được bộ phim tài liệu đặc sắc về chợ nổi này (đã phát trên 100 đài truyền hình trên thế giới), ông đã phải dùng thuỷ phi cơ bay trên độ cao hơn trăm mét cùng 4 ca nô chuyên dùng toả ra các điểm chợ.

Không chỉ vậy, nếu có dịp đến đây, du khách hãy thử lênh đênh trên mặt nước thưởng thức ly cà phê sóng sánh, nghe kể chuyện ''Tình anh bán chiếu'' vô cùng thú vị.

Từ khi hình thành, chợ Ngã Bảy giao thương đa ngành hàng, giữa thương hồ với nhà nông (trên sông), với tiểu thương (trên phố) rất sôi động. Suốt thời Pháp thuộc cho đến trước khi di dời, Ngã Bảy cùng Cái Răng là hai khu chợ nhóm trên sông lớn nhất, sớm nhất vùng lục tỉnh Nam Kỳ.

Mỗi thuyền chỉ bán một mặt hàng nhất định

(TyGiaMoi.com) - Mỗi thuyền chỉ bán một mặt hàng nhất định

Đầu những năm 2000, để bảo đảm an toàn giao thông đường thủy, chợ nổi Ngã Bảy đã được di dời về kênh Ba Ngàn, cách vị trí cũ khoảng 3km. Từ khi được dời về địa điểm mới, chợ không còn đông vui như trước, nhưng vẫn mang những nét văn hóa đặc trưng của một khu chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Chợ nổi Ngã Bảy là một điểm dừng chân lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hiện nay, tỉnh Hậu Giang vẫn chưa có cơ quan chuyên trách quản lý và quảng bá cho du lịch chợ nổi, cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch còn hạn chế, đa phần các tour du lịch từ nơi khác họ tự đến rồi tự đi... không có người hướng dẫn, không bến đỗ xe, không nơi bán hàng lưu niệm và không có chỗ nghỉ, nên ít khi du khách dừng lâu.

>> Thành phố duy nhất Việt Nam là nút giao của 7 con kênh, chỉ rộng 78km2 nhưng mật độ dân số cao nhất vùng đất sông Hậu

Làng hoa kiểng miền Tây trổ sắc, biến thành 'phim trường' rực rỡ dịp giáp Tết

Khám phá khu mộ cổ rộng hơn 1.000m2 tồn tại qua gần 2 thế kỷ ở một tỉnh miền Tây Việt Nam, được ví hoành tráng như một ‘cung điện’ cổ kính

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/doc-dao-cho-nam-o-nut-giao-cua-7-con-kenh-la-cho-noi-lon-nhat-va-lau-doi-nhat-viet-nam-moi-ngay-don-hon-300-tau-thuyen-toi-buon-ban-d115946.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Độc đáo chợ nằm ở nút giao của 7 con kênh: Là chợ nổi lớn nhất và lâu đời nhất Việt Nam, mỗi ngày đón hơn 300 tàu thuyền tới buôn bán
    POWERED BY ONECMS & INTECH