Bất động sản

Dự án siêu cảng biển lớn nhất miền Trung gần 50.000 tỷ có chuyển động mới

Việt Hoàng 14/01/2025 06:02

Hiện nay, dự án này đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư lớn như liên danh APM Terminal - Hateco, Adani - Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam và Sumitomo - BRG.

Theo thông báo Kết luận tại Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo đã đưa ra các định hướng quan trọng.

Cụ thể, Thủ tướng thống nhất chủ trương kêu gọi đầu tư tổng thể vào Bến cảng container Liên Chiểu và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược theo Nghị quyết số 136/2024/QH15.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mục tiêu là xây dựng dự án đồng bộ, hiện đại, đạt tiêu chuẩn cảng xanh và hướng tới trở thành cảng trung chuyển quốc tế.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao khẩn trương triển khai Kết luận của Thủ tướng tại Thông báo số 417/TB-VPCP do Văn phòng Chính phủ ban hành, đồng thời xử lý dứt điểm các hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư của hai nhà đầu tư đã nộp cho 2/8 bến cảng thuộc dự án.

>> Công ty của đại gia Đường ‘bia’ đề xuất sử dụng công nghệ mới xây cao tốc, đường sắt đô thị theo tiêu chí nhanh - rẻ - tốt

Dự án cảng Liên Chiểu phần cơ sở hạ tầng dùng chung có tổng mức đầu tư 3.462 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025.

Song song đó, phần kêu gọi đầu tư của dự án bao gồm 8 bến container với tổng chiều dài neo đậu 2.750m, có khả năng tiếp nhận tàu từ 50.000-200.000DWT; 6 bến hàng tổng hợp với tổng chiều dài neo đậu 1.550m, dành cho tàu từ 50.000-100.000DWT; cùng bến tàu pha sông biển và khu hậu cần cảng.

Theo tính toán của UBND TP. Đà Nẵng, tổng chi phí đầu tư xây dựng phần bến cảng kêu gọi đầu tư khoảng 48.304 tỷ đồng.

Trước đó, UBND TP. Đà Nẵng đã đề xuất hai phương án đầu tư: Phương án thứ nhất là triển khai kêu gọi đầu tư hai bến khởi động trong giai đoạn đầu với tổng chiều dài cầu cảng 750m, các bến tiếp theo sẽ được triển khai trong các giai đoạn sau.

Phương án thứ hai là kêu gọi đầu tư một lần toàn bộ khu bến cảng Liên Chiểu, bao gồm 8 bến container và 6 bến tổng hợp với tổng diện tích 450ha, phân kỳ đầu tư giai đoạn đến năm 2030 với 2 bến container, hướng tới năm 2050 đạt lượng hàng thông qua khoảng 50 triệu tấn/năm.

Hiện nay, dự án Bến cảng Liên Chiểu đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư lớn như liên danh APM Terminal - Hateco, Adani - Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam và Sumitomo - BRG.

Cảng Liên Chiểu được khởi công vào cuối năm 2022, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2025 và sau khi đi vào khai thác, cảng Liên Chiểu sẽ giảm tải cho cảng Tiên Sa hiện hữu (dự kiến sẽ chuyển đổi chuyên phục vụ tàu du lịch), đồng thời giảm áp lực vận tải trong nội đô.

Theo Quy hoạch tổng thể, cảng Liên Chiểu sẽ là cảng biển lớn nhất khu vực miền Trung và là một trong 3 cảng biển lớn nhất, trọng điểm của Việt Nam.

>> Giá chung cư tăng chóng mặt: Người trẻ cần làm gì để mua được nhà?

Tỉnh duy nhất ở miền Trung không có thị xã chuẩn bị đấu thầu 23 khu đất làm loạt dự án khu đô thị, nhà máy, cảng biển

Tỉnh giàu có của Việt Nam cho thuê 1,8ha đất để mở rộng cảng biển quan trọng của địa phương

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/du-an-sieu-cang-bien-lon-nhat-mien-trung-gan-50000-ty-co-chuyen-dong-moi-202250113200111544.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Dự án siêu cảng biển lớn nhất miền Trung gần 50.000 tỷ có chuyển động mới
    POWERED BY ONECMS & INTECH