Xã hội

Dùng máy bay không người lái, láng giềng Việt Nam 'mở khóa' tàn tích của hơn 200 cửa ngầm nằm dọc công trình Di sản Thế giới

Hải Châu 28/11/2024 - 16:16

Công nghệ drone đã góp phần làm sáng tỏ thêm những bí ẩn tại kỳ quan Di sản Thế giới Vạn Lý Trường Thành.

Theo thông tin từ CGTN, một triển lãm về nghiên cứu và thành tựu số hóa Vạn Lý Trường Thành, được tổ chức tại Bảo tàng Thiên Tân, thành phố Thiên Tân, miền Bắc Trung Quốc, đã thu hút sự chú ý nhờ loạt phát hiện quan trọng.

Dùng máy bay không người lái, láng giềng Việt Nam 'mở khóa' tàn tích của hơn 200 cửa ngầm nằm dọc công trình Di sản Thế giới - ảnh 1
Công nghệ drone đã góp phần làm sáng tỏ thêm những bí ẩn tại kỳ quan Vạn Lý Trường Thành. Ảnh: Internet

Li Zhe, người tổ chức triển lãm và là thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết đây là lần đầu tiên các thông tin chi tiết về các "cánh cửa ẩn" hay "lối đi bí mật" tại Vạn Lý Trường Thành được công bố rộng rãi.

Dự án nghiên cứu và số hóa Vạn Lý Trường Thành, được khởi xướng bởi Đại học Thiên Tân vào năm 2018, là một trong những dự án quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm tái hiện chi tiết tuyến đường văn hóa vĩ đại kéo dài 5.500km của kỳ quan này. Theo nghiên cứu sơ bộ công bố năm 2009, chiều dài của bức tường thành được ước tính vào khoảng 8.850km. Tuy nhiên, số liệu khảo sát mới nhất cho thấy công trình này dài tới 21.196km. Nếu chắp nối tất cả các đoạn tường thành lại, tổng chiều dài có thể lên đến 56.000km, với chiều cao trung bình khoảng 7m so với mặt đất.

Một trong những phát hiện quan trọng nhất là sự xuất hiện của các cánh cửa ẩn - những cấu trúc nhỏ được thiết kế khéo léo, nằm ở những vị trí kín đáo và thường hướng ra phía ngoài thành. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện hơn 130 tàn tích của các cánh cửa này, dựa trên tài liệu lịch sử từ triều đại nhà Minh (1368-1644). Trước đây, các nghiên cứu về cửa ẩn chỉ xuất hiện rải rác trong giới học thuật và chưa được phổ biến rộng rãi.

Dùng máy bay không người lái, láng giềng Việt Nam 'mở khóa' tàn tích của hơn 200 cửa ngầm nằm dọc công trình Di sản Thế giới - ảnh 2
Phát hiện quan trọng nhất là sự xuất hiện của các cánh cửa ẩn nằm ở những vị trí kín đáo và thường hướng ra phía ngoài thành. Ảnh: Internet

Kể từ năm 2018, dưới sự dẫn dắt của Giáo sư Trương Ngọc Khôn, giảng viên Trường Kiến trúc thuộc Đại học Thiên Tân, nhóm nghiên cứu đã đạt được những thành tựu đột phá trong việc khám phá Vạn Lý Trường Thành. Nhờ sự hỗ trợ của máy bay không người lái siêu thấp với độ phân giải centimet, nhóm đã thu thập hơn 2 triệu hình ảnh về kỳ quan này, bao phủ khoảng 90% các tường thành nhân tạo.

Bằng cách sử dụng dữ liệu từ các bản đồ cổ kết hợp với công nghệ drone, nhóm nghiên cứu đã xác nhận sự tồn tại của ít nhất 220 cánh cửa ẩn, nhiều trong số đó chỉ đủ chỗ cho một người đi qua. Những cánh cửa này không chỉ được ngụy trang khéo léo mà còn yêu cầu mật mã để quay trở lại, làm tăng thêm sự kỳ bí của công trình vĩ đại này.

Dùng máy bay không người lái, láng giềng Việt Nam 'mở khóa' tàn tích của hơn 200 cửa ngầm nằm dọc công trình Di sản Thế giới - ảnh 3
Bằng cách sử dụng dữ liệu từ các bản đồ cổ kết hợp với công nghệ drone, nhóm nghiên cứu đã xác nhận sự tồn tại của ít nhất 220 cánh cửa ẩn. Ảnh minh họa

Ông Li Zhe, thành viên nhóm nghiên cứu, nhận định rằng các cánh cửa ẩn là minh chứng cho trí tuệ và khả năng sáng tạo vượt bậc của người xưa. Mỗi cánh cửa có cấu trúc độc đáo, được thiết kế phù hợp với địa hình địa phương. Đặc biệt, nhiều cánh cửa như "tumen" - cửa ngụy trang khéo léo, khó nhận biết - lần đầu tiên được phát hiện nhờ công nghệ tiên tiến.

Một trong những phát hiện đáng chú ý là cánh cửa tại tỉnh Hà Bắc. Hơn 2.000 năm trước, các tài liệu đã ghi chép về những cánh cửa tương tự, nhưng bằng chứng vật lý chỉ vừa được xác nhận. Những cánh cửa này có mặt ngoài ngụy trang bằng gạch, trong khi mặt trong là rỗng, tạo ra một cấu trúc độc đáo và khó nhận biết.

Giáo sư Trương Ngọc Khôn nhấn mạnh rằng Vạn Lý Trường Thành không chỉ là một công trình phòng thủ. Ông giải thích rằng Vạn Lý Trường Thành không hoàn toàn khép kín mà thường xuyên được mở để phục vụ các hoạt động trao đổi kinh doanh và nó giống như một kênh giao tiếp giữa hai phía hơn là một bức tường đơn thuần.

Dùng máy bay không người lái, láng giềng Việt Nam 'mở khóa' tàn tích của hơn 200 cửa ngầm nằm dọc công trình Di sản Thế giới - ảnh 4
Các tài liệu đã ghi chép về những cánh cửa tương tự, nhưng bằng chứng vật lý chỉ vừa được xác nhận. Ảnh: Internet

Ông Li Zhe cho biết nghiên cứu về Vạn Lý Trường Thành, đặc biệt là các cửa ẩn, vẫn đang tiếp tục. Với cơ sở dữ liệu khổng lồ từ hơn 2 triệu hình ảnh và các phát hiện mới, nhóm nghiên cứu dự định sử dụng công nghệ số để phục dựng lại "diện mạo thật" của kỳ quan này. Ông chia sẻ rằng chúng ta vẫn còn rất ít hiểu biết về Vạn Lý Trường Thành và việc phục dựng cũng như trình bày một Vạn Lý Trường Thành hoàn chỉnh sẽ giúp thế giới hiểu rõ hơn về giá trị lịch sử và văn hóa của công trình này.

Sau quá trình thu thập dữ liệu và phân tích kỹ lưỡng, nhóm chuyên gia đã hoàn thiện bản phục dựng kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới. Dự án này tái hiện sống động thành trì vĩ đại từ thời nhà Minh, được xây dựng hơn 600 năm trước.

>> 'Trường thành dưới lòng đất' dài hơn 8.000m từng là công trình quân sự trọng yếu, được xây dựng từ thời Tam Quốc nhưng mãi đến thế kỷ 20 mới được phát hiện

‘Vạn lý trường thành điện mặt trời’ dài 133km, lượng điện đủ để đáp ứng nhu cầu hàng năm của 'siêu đô thị' lớn hàng đầu Trung Quốc

Thành phố dưới lòng đất với hơn 600 lối vào, có sức chứa lên đến 20.000 người, được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới

Theo Thị trường Tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/dung-may-bay-khong-nguoi-lai-lang-gieng-viet-nam-mo-khoa-tan-tich-cua-hon-200-cua-ngam-nam-doc-cong-trinh-di-san-the-gioi-131169.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Dùng máy bay không người lái, láng giềng Việt Nam 'mở khóa' tàn tích của hơn 200 cửa ngầm nằm dọc công trình Di sản Thế giới
    POWERED BY ONECMS & INTECH