Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là dự án lớn, chưa từng có tiền lệ
Chính phủ đã chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
Theo dự thảo Nghị quyết về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam , Chính phủ dự kiến bắt đầu thực hiện từ năm 2025, với mục tiêu cơ bản hoàn thành vào năm 2035.
Cơ quan thẩm tra đã đề nghị Chính phủ giải thích rõ hơn nguyên nhân, đồng thời đưa ra các giải pháp để tránh lặp lại tình trạng kéo dài thời gian thực hiện và tăng tổng mức đầu tư như đã xảy ra với nhiều dự án trước đây.
Theo Chính phủ, các dự án đường sắt, đặc biệt là đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM, thường gặp phải vấn đề chậm tiến độ và đội vốn do nhiều nguyên nhân.
Các nguyên nhân chính bao gồm giải phóng mặt bằng chậm và phức tạp, tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu do hợp đồng thiếu chặt chẽ. Thêm vào đó, việc triển khai lần đầu tại Việt Nam khiến các bên liên quan như cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư, tư vấn… còn lúng túng. Ngoài ra, công nghiệp đường sắt trong nước có tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm cơ khí thấp làm tăng chi phí sản phẩm đầu vào…
Đây là một dự án lớn, chưa có tiền lệ tại nước ta. Ảnh: Internet |
>> Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Danh sách chi tiết vị trí ga hành khách và ga hàng hoá chính 
Để rút kinh nghiệm, Chính phủ đã chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Các giải pháp bao gồm triển khai giải phóng mặt bằng từ năm 2026, xây dựng trước khu tái định cư phục vụ dự án, thuê tư vấn luật, tư vấn quản lý dự án và tư vấn giám sát từ nước ngoài kết hợp với trong nước, áp dụng chính sách đặc thù về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường...
Đáng chú ý, cơ quan thẩm tra lưu ý rằng pháp luật hiện hành không có khái niệm "cơ bản hoàn thành". Vì vậy, Chính phủ cần xác định rõ thời gian hoàn thành, giúp Quốc hội có cơ sở giám sát.
Giải trình nội dung này, Chính phủ cho biết với tính chất đặc thù của dự án đường sắt, sau khi hoàn thành xây dựng cần thời gian để triển khai các công việc như vận hành thử nghiệm (đơn động, liên động) và đánh giá an toàn hệ thống trước khi đưa vào khai thác thương mại. Do đó, việc xác định chính xác thời gian vận hành khai thác ở thời điểm hiện tại chỉ mang tính dự kiến.
Đây cũng là một dự án lớn, chưa có tiền lệ, với quy mô và tính chất kỹ thuật phức tạp, tích hợp nhiều chuyên ngành. Trong nước chưa có kinh nghiệm thực hiện, nhân lực còn hạn chế, cùng với những khó khăn tiềm ẩn chưa thể dự đoán hết, ảnh hưởng đến tiến độ.
Vì vậy, Chính phủ đề xuất khởi công dự án vào năm 2027, đặt mục tiêu cơ bản hoàn thành toàn tuyến vào năm 2035. Các mốc tiến độ cụ thể sẽ tiếp tục được xác định trong các giai đoạn tiếp theo để làm cơ sở cho việc giám sát của Quốc hội.
Nga mở rộng hợp tác với chính phủ Taliban, kêu gọi Mỹ giúp tái thiết Afghanistan 
Chính phủ chấp thuận cho DragonGroup làm KCN gần 2.300 tỷ đồng tại Hà Tĩnh