Gần 30 năm ‘chia nhưng không tách’, 2 địa phương này sau sáp nhập định hướng xây dựng trở thành cực tăng trưởng của Việt Nam
Sau sáp nhập, đây sẽ là thành phố rộng nhất cả nước với diện tích lên đến gần 12.900km2.
Tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW về phương án sắp xếp 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Theo đó, tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng sẽ hợp nhất thành một địa phương mới, lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng.
Phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng và Ban Thường vụ tỉnh Quảng Nam diễn ra vào cuối tháng 3/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, Quảng Nam và Đà Nẵng đều đang tồn tại những vấn đề.
Cụ thể, Đà Nẵng đang đứng trước thách thức với nền kinh tế quy mô nhỏ, GRDP của Đà Nẵng chỉ chiếm 1,5% GDP của cả nước. Chưa có nhiều tập đoàn lớn đầu tư; khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo đã được chú trọng nhưng chưa tạo thành động lực phát triển; vai trò kết nối vùng của Đà Nẵng, đặc biệt là kết nối với Quảng Nam và các địa phương khác ở miền Trung chưa được phát huy đầy đủ.
Đối với Quảng Nam, với 6 huyện miền núi đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, thiên tai bão lũ phức tạp, thường xuyên; hạ tầng còn nhiều tồn tại; chất lượng đội ngũ cán bộ còn hạn chế, nhất là vùng miền núi, nguồn nhân lực chất lượng cao chưa nhiều.
Tổng Bí thư khẳng định: “Như vậy, so sánh giữa hai địa phương, ưu thế của địa phương này sẽ hỗ trợ cho địa phương khác”.
>>Dự kiến sáp nhập: Một địa phương mới sẽ có 2 sân bay cùng loạt cảng biển quan trọng
![]() |
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet |
Từ đó, Tổng Bí thư nêu một số gợi ý, định hướng xây dựng Đà Nẵng – Quảng Nam mới bảo đảm trở thành cực tăng trưởng của Việt Nam và là một trong những thành phố có năng lực cạnh tranh cao của quốc gia và khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Một Đà Nẵng - Quảng Nam mới cần định vị không chỉ là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung, mà còn thể hiện vai trò tiên phong trong quá trình phát triển hiện đại.
Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Có thể nói rằng việc sáp nhập 2 địa phương là cơ hội lịch sử để Quảng Nam và Đà Nẵng cùng nhau xây dựng một trung tâm kinh tế, văn hóa, đổi mới sáng tạo hàng đầu của khu vực, mang trong mình sức mạnh quốc gia trong thời đại mới. Chúng ta cần phát huy thế mạnh 2 bên, cùng quy hoạch, phát triển với tầm nhìn mới, để vùng đất Quảng Đà thực sự vươn ra biển lớn”.
Bên cạnh đó, theo tham luận của Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam tại Hội thảo khoa học “Tiếp nối truyền thống hào hùng - Đà Nẵng vươn mình bước vào kỷ nguyên mới", Quảng Nam đã trải qua hành trình lịch sử gần 555 năm (1471 - 2025).
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, dù có những thay đổi về địa giới hành chính và nhiều lần đổi tên, tinh thần "chia nhưng không tách" luôn hiện hữu trong trái tim và hành động của mỗi người con Quảng Nam - Đà Nẵng. Họ luôn hướng về cội nguồn văn hóa và lịch sử xứ Quảng, thể hiện sự gắn kết bền chặt với quê hương.
Trong 28 năm kể từ năm 1997, dù trở thành 2 đơn vị hành chính riêng biệt nhưng Quảng Nam và Đà Nẵng luôn đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ, phấn đấu vì sự phát triển chung.
Chỉ xây dựng 1 trung tâm tài chính quốc tế đặt tại TPHCM và Đà Nẵng
Hình thành loạt 'siêu thủ phủ công nghiệp' sau sáp nhập tỉnh thành