Theo Hiệp hội Các nước sản xuất Cao su tự nhiên (ANRPC), nguồn cung cao su tự nhiên dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong những tháng tới do bệnh đốm lá hoành hành tại các đồn điền ở miền Bắc Indonesia và miền Nam Malaysia.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong 10 ngày giữa tháng 2, giá cao su đồng loạt giảm mạnh tại các sàn châu Á, trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ ô tô của Trung Quốc giảm. Sản lượng cao su tự nhiên dự kiến sẽ giảm ở các nước sản xuất chính do dịch bệnh trên lá lan rộng.
Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE), ngày 20/2, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn gần ở mức 206,4 Yên/kg (tương đương 1,54 USD/kg), giảm 3,5% so với 10 ngày trước đó và giảm 20,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Tại sàn SHFE Thượng Hải, ngày 20/2, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn gần giao dịch ở mức 12.370 NDT/tấn (tương đương 1,8 USD/tấn), giảm 0,7% so với 10 ngày trước đó và giảm 12,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Tại Thái Lan, giá cao su RSS3 giảm xuống mức 52,14 Baht/kg vào ngày 15/2, sau đó giá tăng nhẹ trở lại. Ngày 17/2, giá cao su RSS3 chào bán ở mức 53,07 Baht/kg (tương đương 1,52 USD/kg), tăng 0,5% so với 10 ngày trước đó, nhưng vẫn giảm 22,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Tại thị trường trong nước, trong 10 ngày giữa tháng 2, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu tại một số tỉnh, thành phố ổn định so với 10 ngày trước đó, tiếp tục duy trì quanh mức 230-288 đồng/TSC. Tại Bình Phước, giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Phú Riềng thu mua ở mức 270-280 đồng/ TSC.
Trong khi đó, tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa được giữ ở mức 286-288 đồng/TSC. Tại Gia Lai, mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 230-240 đồng/TSC, ổn định so với 10 ngày trước đó.
Giá cao su tăng ‘dựng đứng’, ông lớn đầu ngành ước doanh thu vượt mốc 1 tỷ USD 
Lỗ tỷ giá, cao su Đà Nẵng (DRC) báo lãi quý III/2024 giảm sút 39%