Doanh nghiệp

Giá cước tăng nóng, các doanh nghiệp vận tải biển trên sàn đang làm ăn ra sao?

Quang Dương 31/07/2024 - 21:46

Từ cuối tháng 5 đến nay, giá cước tàu vận chuyển đường biển liên tục thay đổi, tăng gấp 2 lần so với hồi quý I/2024.

Trong quý II/2024, các doanh nghiệp vận tải biển tiếp tục ghi nhận những biến động đáng chú ý về doanh thu và lợi nhuận.

CTCP Vận Tải và Xếp Dỡ Hải An (mã chứng khoán: HAH) đạt doanh thu thuần 949 tỷ đồng trong quý II, tăng 55% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 127 tỷ đồng, tăng 59%.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, HAH ghi nhận doanh thu đạt 1.653 tỷ đồng, tăng 30%, nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 16% so với cùng kỳ, chỉ đạt 174 tỷ đồng. Công ty đã hoàn thành 50% kế hoạch doanh thu và 60% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Xếp dỡ Hải An cho biết, sự tăng trưởng lợi nhuận chủ yếu đến từ việc công ty tăng số lượng tàu đưa vào khai thác. Đồng thời, công ty cũng mở rộng các tuyến vận tải nội địa (như Nghi Sơn, Chân Mây, Long An) và quốc tế (như Singapore, Malaysia, Ấn Độ).

Giá cước vận tải bình quân trong kỳ này cũng tăng 6,5% so với quý II/2023, hỗ trợ mạnh mẽ cho sự tăng trưởng lợi nhuận của công ty.

Giá cước tăng nóng, các doanh nghiệp vận tải biển trên sàn đang làm ăn ra sao?
Lãi ròng của HAH tăng mạnh nhờ mở rộng vận tải và tăng giá cước

Công ty Cổ phần Vận tải Biển Việt Nam (mã chứng khoán: VOS) ghi nhận doanh thu thuần quý II đạt 1.872 tỷ đồng, tăng 80% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng mạnh đã khiến lãi gộp của VOS ghi nhận con số âm 23 tỷ đồng, trái ngược với mức lãi 30,4 tỷ đồng của quý II/2023.

Điều này khiến hoạt động kinh doanh cốt lõi của VOS lỗ gần 49 tỷ đồng, nhưng nhờ vào lợi nhuận khác từ việc thanh lý tàu dầu Đại Minh, công ty vẫn ghi nhận lãi ròng 284 tỷ đồng trong quý II/2024, cao hơn hẳn mức lãi hơn 1 tỷ đồng cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty đạt doanh thu 2.969 tỷ đồng, tăng 90% so với cùng kỳ. Lợi nhuận ròng ở mức 358 tỷ đồng, gấp 4,8 lần so với nửa đầu năm 2023. Qua đó, VOS đã hoàn thành vượt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm, lần lượt ở mức 122% và 132%.

Công ty CP Vận tải dầu khí Thái Bình Dương (PV Trans Pacific, mã chứng khoán: PVP) báo cáo doanh thu thuần quý II đạt 359 tỷ đồng, tương đương với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế tăng 17%, đạt hơn 62 tỷ đồng.

Lũy kế từ đầu năm, lợi nhuận sau thuế của PV Trans Pacific đạt hơn 109 tỷ đồng, tăng hơn 8%. Công ty lý giải rằng sự tăng trưởng này nhờ vào giá cước tốt trên thị trường quốc tế và nỗ lực tiết giảm chi phí đội tàu.

>>Hòa Phát (HPG) bàn giao 350 vỏ container cho đơn vị vận tải container hàng đầu Việt Nam

Thác nước đẹp nhất thế giới nằm trên độ cao 900m, giáp ranh lãnh thổ 2 quốc gia, bị phân cách bởi 2 hòn đảo lớn

VinFast (VFS) chính thức khai trương cửa hàng đại lý đầu tiên tại Trung Đông

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/gia-cuoc-tang-nong-cac-doanh-nghiep-van-tai-bien-tren-san-dang-lam-an-ra-sao-243901.html
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Giá cước tăng nóng, các doanh nghiệp vận tải biển trên sàn đang làm ăn ra sao?
    POWERED BY ONECMS & INTECH