Thuế chống bán phá giá của Liên minh châu Âu (EU) đối với thép không gỉ của Indonesia đã cắt giảm xuất khẩu nghiêm trọng.
Giá thép trong nước ngày 1/2 đồng loạt đi ngang sau hai ngày tăng liên tiếp, cụ thể như sau:
Giá thép tại miền Bắc
Thép cuộn CB240 của thương hiệu thép Hòa Phát tiếp tục được bán với mức giá 15.450 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 với mức 15.530 đồng/kg.
Giá thép cuộn CB240 và giá thép thanh vằn D10 CB300 của thương hiệu thép Việt Ý lần lượt ở mức ổn định là 15.400 đồng/kg và 15.500 đồng/kg.
Đối với thép Việt Đức, giá bán thép cuộn CB240 hiện ở mức 15.200 đồng/kg và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.500 đồng/kg.
Giá thép của thương hiệu Việt Sing cũng được giữ nguyên trong hôm nay: thép cuộn CB240 ở mức 15.330 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.430 đồng/kg.
Tương tự, giá thép cuộn CB240 của thương hiệu thép Việt Nhật cũng ổn định ở mức 15.580 đồng/kg và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.580 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Tại miền Trung, Hòa Phát đang đưa ra mức giá thép cuộn CB240 là 15.370 đồng/kg và giá thép thanh vằn D10 CB300 là 15.420 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức cũng giữ giá thép cuộn CB240 ổn định ở mức 15.550 đồng/kg và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.760 đồng/kg.
Giá thép cuộn CB240 của Pomina tiếp tục ở mức 16.220 đồng/kg. Tương tự, giá thép thanh vằn D10 CB300 của cùng thương hiệu ở mức không đổi là 16.270 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Ở khu vực miền Nam, giá thép cuộn CB240 của Hòa Phát đang ở mức 15.420 đồng/kg và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.470 đồng/kg.
Thương hiệu Pomina cũng có giá thép cuộn CB240 ổn định ở mức 16.170 đồng/kg và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.270 đồng/kg.
Giá của thương hiệu Thép Miền Nam cũng ổn định, với giá thép cuộn CB240 và giá thép thanh vằn D10 CB300 lần lượt ở mức 16.040 đồng/kg và 16.240 đồng/kg.
Dự báo năm nay, các doanh nghiệp sản xuất thép vẫn sẽ đối diện với loạt khó khăn khi nhu cầu xây dựng giảm, giá nguyên liệu đầu vào sản xuất tăng.
Giá thép trên sàn giao dịch Thượng Hải
Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2023 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 22 Nhân dân tệ, xuống mức 4,106 Nhân dân tệ/tấn. Sản lượng thép thô toàn cầu trong tháng 12 năm ngoái đã giảm 10,8% so với cùng kỳ xuống còn 140,7 triệu tấn, theo Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel).
Trong cả năm, sản lượng thép thô toàn cầu giảm 4,3% so với cùng kỳ xuống còn 1,83 tỷ tấn. Tính riêng tháng 12, sản lượng thép thô ở châu Á đạt 104,9 triệu tấn, giảm 9,2%; Với sản lượng của Trung Quốc là 77,9 triệu tấn, giảm 9,8%; 10,6 triệu tấn do Ấn Độ sản xuất, tăng 0,8%; 6,9 triệu tấn do Nhật Bản sản xuất, giảm 13,1% và 5,2 triệu tấn do Hàn Quốc sản xuất, giảm 11,6%.
Các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã sản xuất 9,2 triệu tấn thép thô trong tháng 12, giảm 16,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, sản lượng của Đức là 2,7 triệu tấn, giảm 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một quan chức của Bộ Thương mại Indonesia cho biết hôm thứ Ba (31/1) rằng, thuế chống bán phá giá của Liên minh Châu Âu (EU) đối với thép không gỉ của Indonesia đã cắt giảm xuất khẩu nghiêm trọng.
Điều này lý giải cho quyết định khiếu nại của nước này với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Vào tuần trước, WTO cho biết Indonesia đã yêu cầu tham vấn tranh chấp với EU liên quan đến thuế chống bán phá giá.
Năm ngoái, EU đã áp đặt mức thuế chống trợ cấp 21% đối với các sản phẩm thép phẳng cán nguội nhập khẩu từ Indonesia, vượt trên mức thuế chống bán phá giá áp dụng vào tháng 11/2021 - dao động từ 10,2% đến 20,2%.