Bất động sản

Giải mã 'khẩu vị' đa dạng của nhà đầu tư nước ngoài ở thị trường BĐS Việt Nam

Thanh Sơn 09/11/2024 06:00

Thị trường BĐS Việt Nam được đánh giá là nơi có cơ hội tăng trưởng cao với dòng FDI bền vững và hạ tầng phát triển mạnh mẽ.

FDI tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ

Theo báo cáo Đầu tư Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Savills (APIQ) quý III/2024, Việt Nam đang ghi nhận nhiều điểm sáng trong hoạt động đầu tư nhờ vào nền kinh tế ổn định.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục giữ vai trò chủ chốt với vốn đăng ký đạt 20,52 tỷ USD vào cuối tháng 8, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Lượng FDI thực hiện cũng ước đạt 14,15 tỷ USD, phản ánh mức tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giải mã 'khẩu vị' đa dạng của nhà đầu tư nước ngoài ở thị trường BĐS Việt Nam
Tăng trưởng FDI ổn định đang là động lực chính thúc đẩy ngành bất động sản công nghiệp Việt Nam. Ảnh: Internet

Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, tổng vốn FDI đăng ký tại Việt Nam đến ngày 31/10, bao gồm vốn đăng ký mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 27,26 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Troy Griffiths - Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam, nhận định: "Kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng 6,1% năm 2024 với lạm phát đạt 4,5%. FDI tăng 7% so với cùng kỳ, hỗ trợ mạnh mẽ cho bất động sản công nghiệp, trong khi du lịch quốc tế và bán lẻ cũng đang phục hồi đầy hứa hẹn".

Tăng trưởng FDI ổn định đang là động lực chính thúc đẩy ngành bất động sản công nghiệp Việt Nam. Cả nước hiện cung cấp 33.000ha khu công nghiệp cho thuê với tỷ lệ lấp đầy khoảng 80%.

Tháng 9 vừa qua, Tập đoàn T&T đã khởi công cụm công nghiệp rộng 41,7ha tại Hà Nội và Công ty CP Đầu tư và Phát triển hạ tầng Hightech đã được phê duyệt dự án khu công nghiệp 105,5ha tại Bắc Giang.

>> Là 'vùng trũng' đón vốn đầu tư của loạt 'tay to', BĐS tại thiên đường du lịch của Việt Nam hiện ra sao?

Các lĩnh vực BĐS bán lẻ, nghỉ dưỡng, văn phòng và nhà ở phát triển tích cực

Savills ghi nhận AEON Mall tiếp tục mở rộng với việc khai trương AEON Mall Huế (8,6 ha) vào tháng 9.

Tập đoàn bán lẻ Nhật Bản này cũng đã mua khu đất 10,5ha tại Thanh Hóa để xây dựng trung tâm thương mại lớn nhất miền Trung và được phê duyệt Quy hoạch tổng thể 1/500 cho AEON Mall Biên Hòa (12ha).

Becamex IDC cũng đã khởi công dự án thương mại phức hợp rộng 7ha tại thành phố mới Bình Dương.

Giải mã 'khẩu vị' đa dạng của nhà đầu tư nước ngoài ở thị trường BĐS Việt Nam
BĐS bán lẻ, nghỉ dưỡng, văn phòng và nhà ở có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Ảnh: Internet

Trong du lịch và nghỉ dưỡng, hơn 11,4 triệu lượt khách quốc tế đã đến Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2024, tăng 45,8% so với năm ngoái và cao hơn 1% so với năm 2019.

Đến năm 2028, dự kiến có 191 dự án khách sạn với 49.800 phòng, trong đó 75% thuộc phân khúc trung cấp đến cao cấp và 70% mang thương hiệu quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam là thị trường trọng điểm.

Mặc dù Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực vào tháng 8 nhưng thị trường nhà ở vẫn khá trầm lắng trong quý III/2024.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn triển khai dự án mới, như dự án TT AVIO tại Bình Dương của Cosmos Initia, TT Capital và Koterasu Group, cung cấp gần 2.000 căn hộ giá phải chăng.

Vinhomes cũng giới thiệu dự án Vinhomes Global Gate rộng 385ha tại Hà Nội, dự kiến ra mắt cuối năm nay với hơn 16.700 căn hộ.

Về văn phòng, TP. HCM sẽ bổ sung khoảng 35.000m2 diện tích văn phòng từ các dự án hạng B và C gồm Thai Square The Merit, Tòa nhà Vinatex và CMC Tower B vào cuối năm 2024. Tại Hà Nội, các dự án hạng A như Taisei Hanoi Office Tower và Heritage West Lake sẽ cung cấp thêm 46.000m2.

"Khẩu vị" đầu tư đa dạng

Bà Trần Thị Khánh Linh - Phó Giám đốc Bộ phận Tư vấn Đầu tư của Savills cho biết thị trường Việt Nam luôn là điểm đến hấp dẫn với dòng FDI ổn định và hạ tầng phát triển mạnh, tạo điều kiện cho nhu cầu đa dạng ở các phân khúc bất động sản như nhà ở, công nghiệp và văn phòng.

“Với việc các luật mới liên quan đến bất động sản có hiệu lực từ tháng 8, nhà đầu tư cảm thấy tin tưởng hơn về môi trường pháp lý ổn định và minh bạch, giúp rút ngắn thời gian phê duyệt và xác định rõ chi phí đầu tư ban đầu”, bà Linh chia sẻ.

Giải mã 'khẩu vị' đa dạng của nhà đầu tư nước ngoài ở thị trường BĐS Việt Nam
Khẩu vị đầu tư đa dạng của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ảnh: Internet

Bà cũng chỉ ra rằng nhà đầu tư hiện có nhiều cơ hội M&A các dự án tiềm năng hoặc hợp tác với đối tác địa phương để phát triển dự án lớn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.

“Nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài với bất động sản nhà ở vẫn rất lớn, tương đương với nhu cầu tại các khu công nghiệp và văn phòng. Các nhà đầu tư thường yêu cầu dự án có tình trạng pháp lý rõ ràng và sẵn sàng phát triển”, bà Linh nói thêm.

Đa phần các nhà đầu tư yêu cầu dự án có quy hoạch chi tiết 1/500 và nhiều nhà đầu tư còn yêu cầu có thông báo đóng tiền sử dụng đất.

Do các thủ tục pháp lý chậm trễ trong thời gian gần đây, nguồn cung dự án nhà ở hạn chế, khiến các nhà đầu tư chuyển hướng sang khu công nghiệp và văn phòng, vốn có pháp lý rõ ràng hơn và sẵn sàng cho các thương vụ M&A.

>> Mục sở thị tuyến đường 1.400 tỷ với 14 làn xe rộng hơn cả cao tốc tại tỉnh được Tập đoàn Trump đặt dự án tổ hợp 1,5 tỷ USD

Tỉnh rộng nhất miền Bắc Việt Nam sẽ xây dựng nhà thi đấu tại huyện vùng lòng hồ

Hải Phòng: Sáp nhập 3 xã thuộc huyện An Dương vào quận Hồng Bàng từ năm 2025

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/giai-ma-khau-vi-da-dang-cua-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-o-thi-truong-bds-viet-nam-259023.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Giải mã 'khẩu vị' đa dạng của nhà đầu tư nước ngoài ở thị trường BĐS Việt Nam
    POWERED BY ONECMS & INTECH