Xã hội

Hà Nội yêu cầu chuyển cơ quan điều tra các vụ xâm phạm công trình thủy lợi có dấu hiệu hình sự

Thanh Hiếu 02/11/2024 12:41

Trong quá trình kiểm tra, xử lý các vụ việc liên quan đến công trình thủy lợi, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm hình sự, cần chuyển cơ quan điều tra để xem xét, xử lý.

UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản gửi các công ty thủy lợi và UBND các quận, huyện yêu cầu tăng cường xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

Theo đó, UBND TP. Hà Nội yêu cầu các Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thủy lợi gồm: Hà Nội, Sông Nhuệ, Sông Đáy và Công ty TNHH MTV thủy lợi Sông Tích tăng cường công tác kiểm tra, không để phát sinh vi phạm mới tại các công trình thủy lợi do đơn vị quản lý. Đồng thời, ngăn chặn không để các vụ vi phạm cũ tái diễn, mở rộng.

Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi. Ngoài ra, xây dựng kế hoạch xử phạt vi phạm pháp luật, phương án bảo vệ công trình thủy lợi và phối hợp với chính quyền địa phương để triển khai.

Hà Nội yêu cầu chuyển cơ quan điều tra các vụ xâm phạm công trình thủy lợi có dấu hiệu hình sự ảnh 1
Một công trình có dấu hiệu xâm phạm kênh mương tại Hà Nội

UBND thành phố cũng yêu cầu UBND các quận, huyện, UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp xử lý ngay các vụ vi phạm phát sinh trong năm 2024, không để các vụ vi phạm cũ tái diễn, mở rộng quy mô. Trong đó, cần xem xét, xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan để xảy ra vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

Trong quá trình kiểm tra, xử lý, nếu phát hiện có các vi phạm có dấu hiệu vi phạm hình sự, chuyển cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo thẩm quyền.

Theo Thống kê của Chi cục Thủy lợi và Phòng, chống thiên tai Hà Nội đến hết năm 2023, tổng số vụ tồn đọng chưa xử lý liên quan đến vi phạm tại công trình thủy lợi là 12.335 vụ. Địa phương để phát sinh nhiều vụ vi phạm là huyện Thường Tín, huyện Phú Xuyên, huyện Sóc Sơn, huyện Chương Mỹ…

Hành vi vi phạm chủ yếu là cắm kè tre, cọc bê tông, đổ đất lấn chiếm dòng chảy để làm lều quán, chuồng trại chăn nuôi, dựng vó bè, quây lưới chăn nuôi vịt trên sông... Những hành vi trên làm co hẹp mặt cắt kênh, sông, cản trở dòng chảy và gây khó khăn cho đơn vị quản lý mỗi khi nạo vét, tu bổ kênh mương.

>> Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng: Hơn 5.500 tỷ đồng, dang dở suốt 15 năm

Vỡ đập đất công trình thủy lợi ở Quảng Ninh gây ngập lụt nghiêm trọng, di dời khẩn cấp các hộ dân

'Siêu' công trình thủy lợi nằm trên nền sân bay dã chiến của Việt Nam: Từng phải huy động nhiều cỗ máy nặng 40 tấn, dựng lên 30.000m2 nhà ở cho công nhân phục vụ xây lắp

Theo tienphong.vn
https://tienphong.vn/ha-noi-yeu-cau-chuyen-co-quan-dieu-tra-cac-vu-xam-pham-cong-trinh-thuy-loi-co-dau-hieu-hinh-su-post1687820.tpo
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Hà Nội yêu cầu chuyển cơ quan điều tra các vụ xâm phạm công trình thủy lợi có dấu hiệu hình sự
    POWERED BY ONECMS & INTECH