Doanh nghiệp

Hồ sơ doanh nhân Đỗ Quý Hải của Hải Phát Invest (HPX) - doanh nghiệp vừa bị đình chỉ giao dịch

Hồ Nga 13/09/2023 09:30

Doanh nhân Đỗ Quý Hải gắn liền với thăng trầm của Hải Phát Invest (HPX) - doanh nghiệp vừa bị đình chỉ giao dịch trên sàn chứng khoán.

Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vừa quyết định chuyển cổ phiếu HPX của CTCP Đầu tư Hải Phát từ diện bị hạn chế giao dịch sang diện bị đình chỉ giao dịch. Nguyên nhân do công ty tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin sau khi đã bị đưa vào diện bị hạn chế giao dịch, thuộc trường hợp bị đình chỉ giao dịch.

Trước thông tin bất lợi, phiên giao dịch 12/9 cổ phiếu HPX dư bán sàn hơn 77 triệu cổ phiếu, rất ít cổ phiếu khớp lệnh. Cũng rất nhiều nhà đầu tư tiếc nuối cho cổ phiếu doanh nghiệp bất động sản này.

CTCP Đầu tư Hải Phát - doanh nghiệp bất động sản gắn liền với tên tuổi doanh nhân Đỗ Quý Hải cùng chặng đường 20 năm đồng hành. Ông Đỗ Quý Hải vừa là thành viên sáng lập, vừa là lãnh đạo cao nhất của Hải Phát Invest, vừa là cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp này.

Hành trình từ doanh nghiệp kinh doanh vận tải đến sân chơi bất động sản

CTCP Đầu tư Hải Phát tiền thân là CTCP Xây dựng – Du lịch Hải Phát, thành lập năm 2003, chuyên thực hiện những hợp đồng kinh doanh vận tải và xây lắp quy mô nhỏ. Cái tên Hải Phát Invest gắn liền với công ty từ năm 2008. Hiện nay Hải Phát Invets được biết đến là doanh nghiệp bất động sản với nhiều dự án được nhắc đến. Trong đó dự án đầu tiên viết nên tên tuổi công ty trong giới bất động sản là Dự án Khu đô thị Văn Phú.

Dự án để lại nhiều ấn tượng nữa là Tổ hợp thương mại dịch vụ và căn hộ The Pride khu đô thị mới An Hưng, phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội với tổng vốn đầu tư 3.260 tỷ đồng. Dự án Roma Plaza Hải Phát khởi công năm 2016 có tổng mức đầu tư 2.700 tỷ đồng. Năm 2018 Hải Phát Invest còn được nhắc đến với dự án BT của 5 tuyến đường giao thông nằm trên địa bàn quận Hà Đông và huyện Hoài Đức có tổng vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng.

Ngoài ra còn có các dự án đối ứng tại Khu đô thị Bắc Lãm tổng vốn đầu tư 4.653 tỷ đồng; dự án BT các tuyến đường giao thông tiếp theo với tổng mức đầu tư gần 7.600 tỷ đồng dự kiến hoàn thành vào quý 3/2020; và dự án đối ứng Khi đô thị Mỹ Hưng có tổng quy mô vốn đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng... Các dự án đối ứng của Hải Phát Invest thời điểm này đều thực hiện cùng CTCP Văn Phú Invest (VPI) bằng cách thành lập pháp nhân chung Công ty TNHH BT Hà Đông để làm chủ đầu tư. Pháp nhân BT Hà Đông thành lập tháng 6/2018, tỷ lệ sở hữu của Văn Phú Invest và Hải Phát Invest là 50%-50%.

Hồ sơ doanh nhân
Dự án Roma Plaza Hải Phát

Ở Hải Phát Invest thời gian này, một điểm đáng chú ý nhất là cơ cấu cổ đông. Từ 2003 đến 2017 công ty luôn duy trì 4 cổ đông góp vốn, cùng là 4 cổ đông sáng lập đồng hành cùng công ty từ thuở sơ khai. Mỗi nhịp Hải Phát Invest tăng vốn lúc đó, đều do 4 cổ đông này góp cùng. 4 cổ đông sáng lập của Hải Phát Invest bao gồm ông Đỗ Quý Hải (Chủ tịch HĐQT công ty), ông Nguyễn Hồng Thái, bà Nguyễn Thị Phương Mai và bà Lê Thị Hoàng Anh.

Ngay trước khi đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn chứng khoán, công ty tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỷ đồng, có 319 cổ đông trong đó có 3 cổ đông lớn. Các cổ đông sáng lập chỉ còn mỗi ông Đỗ Quý Hải sở hữu cổ phần.

Danh sách 3 cổ đông lớn của Hải Phát Invest trước khi lên sàn ghi nhận có quỹ Vietinam Enterprise Investments Limited sở hữu hơn 13,09 triệu cổ phiếu tương ứng tỷ lệ 8,737%. Hai cổ đông lớn còn lại là ông Đỗ Quý Hải (hơn 60,05 triệu cổ phiếu – tỷ lệ 40,03%) và bà Chu Thị Lương (vợ ông Hải – sở hữu 12 triệu cổ phiếu – tỷ lệ 8%).

Hồ sơ doanh nhân

Mang cổ phiếu lên sàn - gia nhập đường đua tài chính

Năm 2018 Hải Phát Invest thực hiện bước ngoặt mới, đưa cổ phiếu HPX lên giao dịch trên sàn chứng khoán. Chỉ 4 năm sau khi lên sàn, Hải Phát Invest liên tục thực hiện tăng vốn điều lệ, từ 1.500 tỷ đồng lên gấp đôi, đạt hơn 3.000 tỷ đồng như hiện nay.

Năm 2017 Hải Phát Invets lần đầu tiên huy động vốn qua kênh trái phiếu. Lô trái phiếu 500 tỷ đồng này được ông Đỗ Quý Hải và bà Chu Thị Lương dùng 15,2 triệu cổ phần của Hải Phát Invest làm tài sản đảm bảo tại Ngân hàng TNHH Indovina.

Từ 2017 đến nay Hải Phát Invest đã thực hiện 21 đợt phát hành trái phiếu theo số liệu trên HNX. Lô trái phiếu phát hành gần đây nhất từ tháng 1/2022 có tổng giá trị 350 tỷ đồng.

Tăng vốn, Hải Phát Invest cũng tăng quy mô hoạt động bằng việc tái cấu trúc công ty, thành lập các công ty con, tài sản của Hải Phát Invest cũng tăng lên nhanh chóng từ gần 6.600 tỷ đồng đến cuối năm 2017 đến hơn 8.800 tỷ đồng tính đến hết quý 2/2023.

Cùng với tài sản tăng, nợ phải trả cũng tăng nhanh chóng lên trên 5.300 tỷ đồng tính đến 30/6/2023, trong đó riêng dư vay nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn hơn 2.746 tỷ đồng.

Hồ sơ doanh nhân

Danh sách nợ của Hải Phát Invest cũng một phần phản ánh bức tranh phát hành trái phiếu của công ty, thay vì ghi nhận nợ trái phiếu, các khoản nợ này được ghi nhận về cho các công ty chứng khoán và các ngân hàng.

Chủ nợ lớn nhất là Chứng khoán Navibank với việc tư vấn phát hành các lô trái phiếu với số dư còn lại xấp xỉ 838 tỷ đồng. Chứng khoán Smart Invest là chủ nợ lớn thứ 2 với 797 tye đig

Ngắn hạn
Dài hạn
Tổng
Tư vấn phát hành trái phiếu
-Chứng khoán Navibank
489
349
838
-Chứng khoán dầu khí
250
250
-Chứng khoán MB
130
127
257
-Chứng khoán Smart Invest
797
797
-Chứng khoán Bảo Việt
250
250
-BIDV
31
31
Vay ngân hàng
-Agribank
45
108
153
-Vietinbank
18
18
-BIDV
93
93

Về tình hình kinh doanh, từ 2015 đến nay doanh thu công ty đều đạt trên 1.000 tỷ đồng, trong đó năm 2019 bất ngờ đạt mức cao nhất trên 3.400 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2018, 2019 cao nhất 450 tỷ đồng.

Từ 2020 đến nay khi công ty mở rộng quy mô, tăng vốn, tăng tài sản thì doanh thu tại có phần sụt giảm so với năm 2018, 2019. Năm 2020, 2021 và 2022 doanh thu đạt từ 1.330 tỷ đồng lên hơn 1.400 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế năm 2020 thậm chí còn xuống dưới 100 tỷ đồng – lần đầu tiên trong lịch sử niêm yết của Hải Phát Invest. Đáng chú ý năm 2022 Hải Phát Invest lỗ 583 tỷ đồng. Số lỗ bất ngờ này một phần lớn đến từ chi phí tài chính - là chi phí lãi vay.

6 tháng đầu năm 2023 doanh thu đã khởi sắc với tỷ lệ tăng 54% lên 896 tỷ đồng và có lãi 57 tỷ đồng.

Hồ sơ doanh nhân

Doanh nhân Đỗ Quý Hải – nhà sáng lập và người gắn bó 20 năm cùng Hải Phát Invest

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HPXtăng trầm từ những tháng cuối năm 2022. HPC lao một mạch từ 25-27.000 đồng xuống đến dưới 5.000 đồng. Hệ quả là hàng loạt cổ phiếu của chính ông Đỗ Quý Hải, người nhà và các doanh nghiệp liên quan. Đây cũng là một trong những lý do khiến tên tuổi doanh nhân Đỗ Qúy Hải được liên tục nhắc tới.

Hồ sơ doanh nhân

Ông Đỗ Quý Hải, sinh ngày 26/3/1069 tại Hà Tây, là một kỹ sư xây dựng dân dụng – công nghiệp. Ông cũng có bằng thạc sỹ quản trị kinh doanh.

Quá trình công tác của ông Đỗ Quý Hải khá đa dạng trước khi gắn bó với Hải Phát. Năm 1989 ông vào làm việc tại Công ty Đá Xẻ Hà Tây đến năm 1994. Sau đó ông rời cơ quan tiếp tục công cuộc học hành tại Đại học Kiến Trúc từ 1995 đến năm 2000. Sau khi tốt nghiệp Đại học ông tới làm việc tại Công ty Xây lắp 665 BĐ11 – Bộ Quốc Phòng được 1 năm. Năm 2002-2003 ông lại tới làm Phó Giám đốc chi nhánh Hà Nội của CTCP Đầu tư và kinh doanh Nhà Quảng Ninh.

Kinh qua nhiều vị trí, nhiều công ty khác nhau, năm 2003 ông Đỗ Quý Hải quyết định khởi nghiệp, cùng 3 cổ đông sáng lập khác thành lập CTCP Xây dựng – Du lịch Hải Phát – tiền thân của CTCP Đầu tư Hải Phát hiện nay. Vốn điều lệ ban đầu chỉ 8 tỷ đồng.

Những cổ đông sáng lập Hải Phát Invest cùng doanh nhân Đỗ Quý Hải thời điểm đó gồm bà Nguyễn Thị Phương Mai, bà Lê Thị Hoàng Anh, ông Nguyễn Hồng Thái hiên nay đều đã rút vốn. Chỉ còn lại mình ông Đỗ Quý Hải gắn bó cùng Hải Phát Invest. Tại Hải Phát Invest, ông luôn nắm giữ những chức vụ cao nhất, làm Chủ tịch HĐQT từ khi thành lập đến nay, và cũng kiêm luôn vị trí Tổng Giám đốc trong quãng thời gian dài.

Số liệu cập nhật đến 30/6/2023 vừa qua ông Đỗ Quý Hải còn nắm giữ hơn 43,7 triệu cổ phiếu HPX tương ứng 14,38% vốn điều lệ công ty. Về phía gia đình, vợ ông – bà Chu Thị Lương đang nắm giữ hơn 5 triệu cổ phiếu; em trai Đỗ Quý Đường sở hữu hơn 3 triệu cổ phiếu và người em trai khác, ông Đỗ Quý Thành sở hữu hơn 674.000 cổ phiếu. Đây là tất cả những gì ông Đỗ Quý Hải và bên có liên quan sở hữu tại Hải Phát Invest.

Đối với công việc tại Hải Phát Invest, người nhà doanh nhân Đỗ Quý Hải tham gia công tác điều hành tại công ty chỉ có ông Đỗ Quý Thành, Phó Tổng Giám đốc công ty. Ngoài ra ông Đỗ Quý Thành còn tham gia nắm giữ nhiều chức vụ tại các công ty khác như Phó TGĐ Địa ốc Châu Sơn, Chủ tịch HĐQT Bê tông Phúc Thành…

Hồ sơ doanh nhân

Tính đến 30/6/2023 Hải Phát Invest có hệ thống 10 công ty con. Không chỉ Hải Phát Invets mà hệ thống các công ty trong hệ sinh thái của Hải Phát Invest đã huy động rất nhiều qua kênh trái phiếu như CTCP Đầu tư Kinh doanh bất động sản Hải Phát, Hải Phát Retail, Hải Phát Thủ Đô…

Đầu năm 2022 khi từ khoá “trái phiếu” trở thành từ nóng, ảnh hưởng đến rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản, thì hệ luỵ kéo theo nhìn thấy rõ nhất là giá cổ phiếu lao dốc trước khi doanh nghiệp “kịp” có động thái xử lý.

Ở Hải Phát Invest, các nhà đầu tư ghi nhận động thái tích cực nhất từ những lãnh đạo như ông Đỗ Quý Hải, là rất ít mua/bán cổ phiếu. Thậm chí thời điểm đầu khi HPX lao dốc sau những thông tin trái phiếu, hai anh em ông Đỗ Quý Hải và Đỗ Quý Thành đã liên tục mua vào "đỡ giá". Tuy vậy làn sóng bị bán giải chấp đã khiến ông Đỗ Quý Hải giảm sâu tỷ lệ sở hữu tại Hải Phát Invest.

Hồ sơ doanh nhân gia đình mía đường Đặng Văn Thành: Ôm khối tài sản nghìn tỷ đồng chờ "sóng" cổ phiếu

Doanh nhân Đặng Văn Thành: 45 năm ‘chinh chiến’, hệ sinh thái TTC Group có được những gì?

Từ lô trái phiếu 2.000 tỷ đồng đáo hạn đến hệ sinh thái Charm Group của doanh nhân Trần Kha Minh

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ho-so-doanh-nhan-do-quy-hai-cua-hai-phat-invest-hpx-doanh-nghiep-vua-bi-dinh-chi-giao-dich-200424.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Hồ sơ doanh nhân Đỗ Quý Hải của Hải Phát Invest (HPX) - doanh nghiệp vừa bị đình chỉ giao dịch
    POWERED BY ONECMS & INTECH