Huy động hơn 9.800 tỷ đồng, quốc gia châu Á xây thành công siêu công trình lớn hơn Lầu Năm Góc, trang bị 131 thang máy, lập tức đạt kỷ lục thế giới
Siêu công trình có diện tích lên tới 660.000m2 và do công ty kiến trúc Morphogenesis của Ấn Độ thiết kế. Sonali Rastogi, đồng sáng lập Morphogenesis cho biết: "Chúng tôi muốn tạo ra một công trình mang tính biểu tượng".
Theo Wonderful Engineering, Surat Diamond Bourse (SDB) nằm ở Gujarat, Ấn Độ  đã vượt qua Lầu Năm Góc (Mỹ) để trở thành tòa nhà văn phòng lớn nhất thế giới. Được biết, khoảng 90% kim cương  trên toàn cầu được gia công, cắt và đánh bóng tại Surat trước khi đưa ra thị trường quốc tế.
Siêu công trình này có diện tích lên tới 660.000m2 và do công ty kiến trúc Morphogenesis của Ấn Độ thiết kế. Sonali Rastogi, đồng sáng lập Morphogenesis cho biết: "Chúng tôi muốn tạo ra một công trình mang tính biểu tượng”.
Khu phức hợp 15 tầng gồm 9 cấu trúc hình chữ nhật nối tiếp tỏa ra và liên kết với nhau bằng “xương sống" ở trung tâm. Nó hiện có khoảng 4.700 văn phòng, ngoài ra còn có phòng ăn, cửa hàng bán lẻ, phòng tập và phòng Hội nghị cho nhân viên.
Đáng chú ý, Surat Diamond Bourse được trang bị 131 thang máy cho phép du khách có thể lên đến đỉnh tòa nhà trong vòng sáu phút. Chi phí xây dựng của siêu tòa nhà vào khoảng 388 triệu USD, ước tính hơn 9.800 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại.
Tổ hợp có sức chứa hơn 65.000 người, cùng với bãi đậu xe cho 4.500 ô tô và 10.000 xe hai bánh. Theo CNN, dù từng văn phòng trong SDB vẫn dùng điều hòa thông thường nhưng khoảng 1/2 tòa nhà được làm mát bằng thông khí tự nhiên, còn các khu vực chung sử dụng năng lượng Mặt Trời.
Theo Wonderful Engineering, CNN