Hệ thống thanh toán quốc tế cho phép luân chuyển vốn giữa các quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức lớn, bao gồm chi phí giao dịch quá cao.
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Kristalina Georgieva, đã kêu gọi hiện đại hóa hệ thống thanh toán quốc tế toàn cầu thông qua các nền tảng kỹ thuật số, cho rằng điều này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ nền kinh tế toàn cầu bị phân tán.
Tổng Giám đốc IMF đề cập việc chuyển kiều hối của người nhập cư gửi về nước cho gia đình phải chịu mức phí trung bình khoảng 6,3%.
Điều đó có nghĩa là khoảng 45 tỷ USD mỗi năm sẽ vào tay các bên trung gian thay vì đến trực tiếp người nhận là hàng triệu hộ gia đình có thu nhập thấp.
Một vấn đề khác là sự thiếu thống nhất giữa các quốc gia trong thanh toán quốc tế. Bà Georgieva cho rằng, cuộc xung đột tại Ukraine tạo ra một cú sốc đối với nền kinh tế toàn cầu và làm tăng nguy cơ xảy ra “Chiến tranh Lạnh mới.”
Điều đó đặt ra yêu cầu cần phải hiện đại hóa hệ thống thanh toán quốc tế bằng việc sử dụng các nền tảng kỹ thuật số. Thông qua các nền tảng này, việc chuyển tiền giữa các quốc gia sẽ dễ dàng hơn, nhanh hơn, an toàn tối đa với mức phí tối thiểu.
Đối với IMF, các nền tảng cần được thiết kế và quản lý tốt, nhưng phải phù hợp với mục tiêu chính sách của các quốc gia. Một trong những thách thức mà IMF đang phải đối mặt là việc phát triển các công cụ để phát hiện các rủi ro và bất thường trong việc luân chuyển các dòng vốn.
Một nghiên cứu của IMF cho thấy, tiền điện tử có thể sẽ phá vỡ các biện pháp quản lý dòng vốn, ảnh hưởng tới sự ổn định của nền kinh tế trong nước cũng như hệ thống kinh tế toàn cầu. Bà Georgieva cho rằng, đây là lý do cần có một quy định mang tính toàn diện, áp dụng trên toàn cầu trong lĩnh vực này.
Giải pháp giúp người lao động không bị AI ‘cướp’ việc làm 
Nền kinh tế 476 tỷ USD: GDP Việt Nam sắp vượt Thái Lan, Singapore, vào Top 3 Đông Nam Á