Vĩ mô

Khai thác tối đa lợi thế từ các FTA thế hệ mới mang lại

Hải Liên 07/11/2023 - 14:27

Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, bảo đảm sự phát triển bền vững, trong đó tập trung triển khai chương trình hành động thực thi các FTA thế hệ mới, chú trọng thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại theo chiều sâu nhằm tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế, thương mại trong nước.

Khai thác tối đa lợi thế từ các FTA thế hệ mới mang lại - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam thực hiện hiệu quả, khai thác tốt lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do

Đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các cam kết quốc tế

Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về đàm phán, khai thác lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, thời gian qua, Việt Nam thực hiện hiệu quả, khai thác tốt lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do. Việt Nam liên tục có kết quả xuất siêu, 10 tháng năm 2023 đã xuất siêu 24,6 tỷ USD. Để có được kết quả như vậy, Chính phủ, Bộ Công Thương, bộ ngành, địa phương đã đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương, đa phương, tập trung vào các thị trường trọng điểm, nhiều tiềm năng.

Đến nay, bên cạnh việc tham gia thực thi nhiều hiệp định FTA với độ phổ rộng hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam cũng đang tiếp tục đàm phán với Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu; đồng thời tiếp tục nghiên cứu khả thi việc đàm phán ký kết các thỏa thuận ưu đãi thương mại với một số đối tác mới có tiềm năng, các đối tác có kinh tế bổ sung, bổ trợ đối với nền kinh tế Việt Nam và những đối tác có tiềm lực về khoa học công nghệ để tiến tới đàm phán hiệp định trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, sẽ đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, bảo đảm sự phát triển bền vững, trong đó tập trung triển khai chương trình hành động thực thi các FTA thế hệ mới, chú trọng thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại theo chiều sâu, nhất là quan hệ kinh tế đối với các nước, các đối tác lớn có tiềm năng nhằm tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế, thương mại trong nước.

Đồng thời, phát huy vai trò của các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để nắm bắt thông tin kịp thời và những biến động của kinh tế thế giới cũng như chính sách mới của các nước sở tại, góp phần định hướng sản xuất trong nước, giúp các doanh nghiệp xây dựng, điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Bộ Công Thương cũng đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phát triển dịch vụ logistic, thương mại điện tử; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng trái cây, sản phẩm trồng trọt; tập trung tháo gỡ rào cản kỹ thuật để các doanh nghiệp thâm nhập sâu hơn vào những thị trường mới còn tiềm năng…

Tăng cường hoạt động quản lý, giám sát thương mại điện tử

Về vấn đề thương mại điện tử, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, đây là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, trở thành kênh phân phối quan trọng, tạo động lực để phát triển kinh tế, dẫn dắt chuyển đổi số.

Tuy nhiên, thương mại điện tử cũng tồn tại những hạn chế như các đại biểu đã nêu. Thời gian qua, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã phát hiện, xử lý nhiều đối tượng kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc với quy mô lớn.

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã thực hiện một số giải pháp như: bổ sung trách nhiệm của chủ mạng xã hội, sàn giao dịch thương mại điện tử; gỡ bỏ những thông tin về hàng hóa vi phạm, tích cực và chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện rà soát, nắm bắt thông tin, phát hiện, xử lý những vi phạm thông qua bán hàng online...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tập trung rà soát các quy định của pháp luật, nhất là Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); phân cấp, phân quyền cho địa phương nhằm quản lý toàn diện giao dịch trên mạng; tăng cường hoạt động quản lý, giám sát trên môi trường mạng; chủ động yêu cầu các mạng xã hội, sàn thương mại điện tử xóa bỏ các thông tin sản phẩm hàng hóa vi phạm pháp luật; tăng cường chia sẻ cơ sở dữ liệu, kết nối để khai thác thông tin phục vụ cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao dịch điện tử.

Người Việt sắp được dùng loạt hàng ngoại giá rẻ vì thuế nhập khẩu giảm cực sâu

Kiểm soát rủi ro, có giải pháp đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP vượt 8%

Theo baochinhphu.vn
https://baochinhphu.vn/khai-thac-toi-da-loi-the-tu-cac-fta-the-he-moi-mang-lai-102231107111125015.htm
Bài liên quan
  • Vì sao dệt may Việt Nam hút đơn hàng từ Mỹ và EU?
    Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các đơn hàng dệt may từ Mỹ và EU nhờ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng, các hiệp định thương mại tự do (FTA) và lợi thế chi phí sản xuất cạnh tranh. Những yếu tố này không chỉ giúp ngành dệt may phục hồi sau thời gian suy giảm mà còn mở ra triển vọng tăng trưởng bền vững trong những năm tới.
  • Việt Nam trước ‘sóng lớn’ xuất khẩu 2025
    Bước vào năm 2025, xuất khẩu Việt Nam tiếp tục đứng trước nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đối diện không ít thách thức.
  • Thủ tướng: Việt Nam coi trọng và ưu tiên hàng đầu quan hệ với Trung Quốc
    Ngày 21/1 (giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Thường trực Quốc vụ viện Trung Quốc Đinh Tiết Tường nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 55.
  • Nông sản Việt lập kỷ lục xuất khẩu 62,5 tỷ USD, hàng loạt mặt hàng bùng nổ
    Năm 2024, ngành nông nghiệp Việt Nam đã tạo nên một dấu mốc lịch sử khi kim ngạch xuất khẩu đạt mức kỷ lục 62,5 tỷ USD, tăng 9,5 tỷ USD so với năm trước.
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Khai thác tối đa lợi thế từ các FTA thế hệ mới mang lại
    POWERED BY ONECMS & INTECH