Chuyên gia cho rằng việc tiếp cận vốn khó khăn thì đúng là có khó khăn thật nhưng đối với doanh nghiệp phương án sản xuất không rõ ràng, cụ thể.
Doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh tốt thì chắc chắn ngân hàng sẽ tiếp cận
Tại tọa đàm “Gỡ nút thắt về vốn cho doanh nghiệp SME”, bà Trịnh Thị Ngân, Trưởng ban cố vấn Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP.Hà Nội cho hay khi doanh nghiệp có nhu cầu, có phương án sản xuất kinh doanh tốt thì chắc chắn ngân hàng sẽ tiếp cận, điều đó không khó.
Bà cho hay điều đặc thù hiện nay là suy thoái kinh tế, thị trường không có nhu cầu, doanh nghiệp đóng cửa nên việc sử dụng vốn cũng không có. Việc tiếp cận vốn khó khăn thì đúng là có khó khăn thật nhưng đối với doanh nghiệp phương án sản xuất không rõ ràng, cụ thể.
Nguồn vay có thể không đưa vào mua nguyên vật liệu mà mục đích khác nên bài toán đó thì anh đến với ngân hàng khó là đương nhiên. Hiện nay việc doanh nghiệp đã có quá trình dài làm ăn tốt thì ngân hàng dựa vào đó xếp hạng thì cũng là thuận lợi cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên trong giai đoạn này không còn sản xuất được nữa nhưng khi anh chuyển đổi mặt hàng thì ngân hàng cũng phải đồng hành, cùng hỗ trợ họ để họ chuyển đổi mô hình sản xuất khác, nên việc doanh nghiệp chuyển đổi mặt hàng hiện nay cũng là bài toán khó khăn của doanh nghiệp. Tuy nhiên vì sự tồn tại và phát triển thì họ phải chuyển đổi thôi. Doanh nghiệp nhỏ tôi thấy sự chuyển đổi rất uyển chuyển. Gánh nặng về bảo hiểm sẽ nhẹ hơn các doanh nghiệp lớn.
Bà Trịnh Thị Ngân, Trưởng ban cố vấn Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP.Hà Nội (Ảnh: Dân trí) |
“Có doanh nghiệp nói sáng ra em đã phải nộp 1 tỷ bảo hiểm, lượng lao động rất lớn. Doanh nghiệp nhỏ dễ chuyển đổi hơn. Vừa rồi cũng có rất nhiều doanh nghiệp chuyển đổi. Ví dụ như trong Covid làm dược phẩm, hóa mỹ phẩm, may khẩu trang. Doanh nghiệp rất nhanh nhẹn”, bà Ngân cho biết.
Mặt khác, bà cho rằng khó khăn chỉ với những doanh nghiệp hiện nay làm chưa cụ thể ngành hàng mập mờ nhất là dịch vụ ví dụ du lịch, nhà hàng, chưa có nền tảng để biết trước được thị trường có như thế nào. Những sản phẩm đưa ra thị trường hiện nay hấp thụ yếu, chủ yếu là thiết yếu ăn uống sinh hoạt, đi học. Những thị trường khác đóng băng rất lớn. Lạm phát, sức mua kém ảnh hưởng đến cung cầu về vốn. Doanh nghiệp cần vốn rất cần là doanh nghiệp có thị trường, phát triển được tốt. Doanh nghiệp muốn giữ cầm chừng tiếp cận vốn khó.
“Tôi cũng có câu chuyện rất thật, có anh đi vay vốn ngân hàng 10 tỷ, vợ đi mua luôn ô tô. Chuyện đấy không phải không có. Đối với ngân hàng sáng suốt rồi không cho vay như vậy nữa mà họ đi theo giải ngân theo lô hàng. Không cho vay cả một cục đâu, rất chặt chẽ, minh bạch rõ ràng nên không còn hóa đơn ma. Giờ là dòng tiền thật. Hóa đơn điện tử giúp minh bạch, ngân hàng nhìn thấy ngay”, bà đánh giá
Bà Ngân nhận định nút thắt đầu tiên cũng từ phía doanh nghiệp. Nếu muốn gỡ là phải do mình, phía ngân hàng gỡ thủ tục hành chính và anh phải có nhìn khách quan hơn cho doanh nghiệp. Cũng không phải doanh nghiệp nào là xấu, có những thủ tục thoáng hơn, hỗ trợ nhiều hơn, song hành cùng doanh nghiệp, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp.
Nút thắt lớn nhất nằm ở phía doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng nút thắt lớn nhất nằm ở phía chính những đối tượng khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, ông Nguyễn Văn Bách, Trưởng ban Chính sách Tín dụng, Ngân hàng Agribank nhận định ngân hàng chủ động tiếp cận nhưng doanh nghiệp bây giờ tạm ngừng hoạt động, đơn hàng đi ít hơn so với trước đây.
50% hay 47% doanh nghiệp đóng cửa thì nguyên nhân đóng cửa thì có thể ngân hàng cũng không đặt vấn đề nhưng mà riêng đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ mà Ngân hàng nông nghiệp đang có thì chắc chắn là mình phải giữ đối tượng này.
Nhưng khi ngân hàng tiếp cận thì bản thân sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp không tốt, đem vốn đến mời chào nhưng mà doanh nghiệp không có nhu cầu vay.
“Các gói để hỗ trợ hạ lãi suất cũng đã được đưa ra và Agribank cũng chủ động giảm tiếp 0,5% lãi suất. Thậm chí có những gói tôi khẳng định là có khi thấp hơn lãi suất đầu vào để duy trì khách hàng”, ông cho biết.
Kinh Bắc (KBC) muốn vay 1.000 tỷ đồng từ chủ đầu tư dự án Tràng Cát 
Doanh nghiệp muốn vay vốn, ngân hàng hỏi: ‘Có gì thế chấp không, bao giờ trả tiền?’