Khủng hoảng giá thép toàn cầu, cổ phiếu thép tiếp tục "dò đáy"

20-06-2022 14:46|Văn Chinh

Làn sóng bán tháo đầu phiên chiều 20/6/2022 đã đẩy các cổ phiếu "nằm sàn" đồng loạt với HPG, NKG, HSG, SMC và TLH đều trắng bên mua.

Đà giảm của VN-Index diễn ra mạnh hơn sau giờ nghỉ với việc VN-Index giảm 34 điểm và mất mốc tâm lý 1.200 điểm tại thời điểm 13h50 chiều 20/6/2022.

Áp lực bán tháo đang khiến gần 190 mã giảm sàn trên toàn thị trường trong đó cổ phiếu bank thế chân dầu khí trở thành nhóm gây áp lực mạnh nhất lên thị trường chung. Nhóm chứng khoán, thép cũng chung sắc đỏ với hàng loạt mã lớn cắm đầu lao dốc.

Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu ngành thép với các đại diện như HPG, HSG, NKG, TLH,... cũng đồng loạt giảm sâu. Làn sóng bán tháo đã đẩy các cổ phiếu "nằm sàn" hàng loạt với HPG, NKG, HSG, SMC và TLH đều đang trắng bên mua.

Khối ngoại tiếp tục nhập cuộc mạnh mẽ hơn đối với cổ phiếu HPG. Trước đó, trong 6 phiên gần nhất, mã này đã được khối ngoại gom ròng gần 500 tỷ đồng.

Nhìn lại nhóm thép, sau đợt hồi chóng vánh "hậu" Tết 2022, các cổ phiếu ngành đã quay đầu giảm sâu. So với mức đỉnh cuối tháng 10/2022, cổ phiếu HPG giảm hơn 50%, NKG, POM, TLH sụt 61%, SMC lao dốc 64% và HSG “bốc hơi” 70%.

Đợt lao dốc của cổ phiếu thép được đặt trong bối cảnh trong bối cảnh giá thép và nhu cầu tiêu thụ đều ảm đạm.

Được biết từ chiều ngày 19/6/2022, các doanh nghiệp thép trong nước thông báo giảm giá bán sản phẩm thép xây dựng từ 300.000 - 510.000 đồng/tấn. Đây là lần giảm giá thứ 6 kể từ ngày 11/5.

Theo đó, tại khu vực miền Bắc, Hòa Phát điều chỉnh giảm 300.000 đồng/tấn và 510.000 USD/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại này còn 16,65 triệu đồng/tấn và 17 triệu đồng/tấn.

Tại miền Nam, Hòa Phát điều chỉnh giảm hai loại thép trên lần lượt là 300.000 đồng/tấn và 410.000 đồng/tấn xuống còn 16,95 triệu đồng/tấn và 17,41 triệu đồng/tấn.

Với thép Việt Ý, CB240 và D10 CB300 giảm lần lượt 410.000 đồng/tấn và 450.000 đồng/tấn xuống còn 16,51 triệu đồng/tấn và 16,97 triệu đồng/tấn.

Về thép Việt Đức, hai loại thép trên giảm lần lượt 310.000 đồng/tấn và 400.000 đồng/tấn còn 16,51 triệu đồng/tấn và 17,07 triệu đồng/tấn.

Với thép Kyoei, giá hôm nay là 16,46 triệu đồng/tấn và 16,87 triệu đồng/tấn đối với CB240 và D10 CB300 sau khi giảm 410.000 đồng/tấn và 500.000 đồng/tấn theo thứ tự.

Như vậy, trong vòng hơn 5 tuần, giá thép ghi nhận lần hạ thứ 6 với tổng mức giảm đến hơn 2,5 triệu đồng/tấn, tùy từng thương hiệu và loại thép.

thy.jpg
Diễn biến giá quặng sắt tại Trung Quốc. Nguồn: Trading Economics

Theo Trading Economics, giá thép thanh vằn tương lai tại Trung Quốc ngày 20/6 là 4.438 nhân dân tệ/tấn (660 USD/tấn) - giảm 2,5% so với cuối tuần trước và thấp nhất kể từ ngày 15/12/2021.

Giá quặng 63,5% Fe tương lai tại cảng Thiên Tân, Trung Quốc là 125 USD/tấn - giảm 5% so với cuối tuần trước và là mức thấp nhất Giá đồng là 8.830 USD/tấn - tăng 0,3% so với cuối tuần trước.

Trong tuần trước, giá giao ngay của nhiều loại thép giảm. Thép thanh vằn giảm gần 5% xuống còn 4.494 nhân dân tệ/tấn (669) vào ngày cuối tuần.

Cuộn cán nóng mất 4,3% xuống còn 4.642 nhân dân tệ/tấn (691 USD/tấn) vào ngày cuối tuần. Thép không gỉ giảm 3,2% còn 16.905 nhân dân tệ/tấn (2.516 USD/tấn). Cuộn cán nguội giảm 2,1% xuống còn 5.270 nhân dân tệ/tấn (784 USD/tấn).

Dịch COVID-19 bùng phát trở lại khiến các hoạt động sản xuất tại Trung Quốc giảm. Bên cạnh đó, tồn kho của nhiều doanh nghiệp đang ở mức cao vì nhiều công ty xây dựng kho dự trữ khi chiến tranh tại Ukraine nổ ra. Lượng tồn kho lớn khiến các nhà máy hạn chế sản xuất, ảnh hưởng đến tiêu thụ quặng sắt.

Ngoài ra, việc thời tiết mưa cũng ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng, kéo nhu cầu thép đi xuống và khiến giá thép đi xuống.

Hòa Phát (HPG) ước nộp ngân sách khoảng 13.000 tỷ đồng trong năm 2024

Hòa Phát (HPG) sắp chạy thử phân kỳ I siêu dự án 85.000 tỷ đồng vào đầu năm 2025

Bài thuộc chủ đề Sắt thép
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/khung-hoang-gia-thep-toan-cau-co-phieu-thep-tiep-tuc-do-day-136516.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Khủng hoảng giá thép toàn cầu, cổ phiếu thép tiếp tục "dò đáy"
    POWERED BY ONECMS & INTECH