Lạm phát dai dẳng, người Anh đang nghèo đi?

29-04-2023 09:35|Thủy Tiên

Huw Pill, kinh tế trưởng của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cho rằng công ty và người lao động ở quốc gia này cần chấp nhận thực tế rằng họ đang nghèo đi do lạm phát kéo dài.

Trong một chương trình của Trường Luật Columbia và podcast "Beyond Unprecedented" của Trung tâm Millstein, ông Pill đã phát biểu rằng hiện nay, “tất cả chúng ta đều phải chấp nhận việc nghèo hơn” bởi một loạt các cú sốc lạm phát, bao gồm đại dịch Covid-19, xung đột ở Ukraine và tình trạng mùa màng thất bát, đã làm tăng giá cả ở Anh lên mức cao nhất trong 40 năm qua.

Lạm phát hàng năm ở Anh đã tăng lên 10,1% trong tháng 3, chủ yếu là do giá lương thực tăng cao. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt của đất nước không cho thấy dấu hiệu giảm bớt. Tuy tỷ lệ lạm phát đã giảm từ 10,4% trong tháng 2 nhưng giảm ít hơn so với dự kiến và vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Anh.

Chuyên gia Pill cho biết, người lao động và doanh nghiệp đang cố gắng tìm cách đẩy gánh nặng của các chi phí gia tăng sang lẫn nhau, nhưng điều này sẽ chỉ tạo ra lạm phát dai dẳng. Thay vì tìm cách chuyển gánh nặng, nhà kinh tế người Anh cho rằng mọi người cần phải chấp nhận thực tế nếu chi phí của những thứ mua tăng lên nhiều hơn so với những thứ đang bán, thì sẽ dẫn đến tình trạng nghèo đi.

Bên cạnh đó, theo Huw Pill, Vương quốc Anh vốn một quốc gia nhập khẩu ròng khí đốt tự nhiên, hiện đang đối mặt với tình trạng hàng hóa mà họ nhập khẩu từ các quốc gia đã tăng giá đáng kể so với những gì họ bán cho các quốc gia khác, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ. Hiện nay, Vương quốc Anh phải nhập khẩu gần nửa lượng lương thực mà họ tiêu thụ.

Do đó, các bên xác định giá cả và mức lương cũng sẽ phải thay đổi hành vi trong các nền kinh tế, bao gồm Anh và Mỹ, khi các chi phí sinh hoạt như hóa đơn năng lượng tăng cao. Điều này xuất phát từ việc các doanh nghiệp tăng giá và người lao động yêu cầu lương cao hơn.

Nhận xét của vị chuyên gia này đã được lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông của Vương quốc Anh. Trong tháng 2/2022, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh, Andrew Bailey đã bị chỉ trích khi cho rằng thương lượng tiền lương có thể tạo ra áp lực lạm phát trong nước và kêu gọi người lao động và người sử dụng lao động thể hiện sự "kiềm chế" trong các cuộc thảo luận về tiền lương. Các ý kiến của Bailey đã bị các công đoàn chỉ trích vì tập trung quá nhiều vào việc tiền lương, mà không quan tâm đến lợi nhuận doanh nghiệp và khả năng thúc đẩy lạm phát của các yếu tố khác.

Nếu người lao động yêu cầu lương cao hơn để đối phó với việc chi phí sinh hoạt tăng cao, và các doanh nghiệp tăng giá để bù đắp chi phí đó, thì điều này có thể dẫn đến áp lực lạm phát.

Các bình luận của Bailey khiến cho việc thương lượng tiền lương trở nên nhạy cảm hơn trong bối cảnh hiện nay khi nền kinh tế nước này nặng về nhập khẩu, đồng bảng Anh yếu đi, thị trường lao động không được mở rộng do Brexit và tăng trưởng tiền lương bị trì trệ trong nhiều năm.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh

UKVFTA - Những tác động tích cực đến nền kinh tế

Bài thuộc chủ đề Ngân hàng
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/lam-phat-dai-dang-nguoi-anh-dang-ngheo-di-180990.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Lạm phát dai dẳng, người Anh đang nghèo đi?
    POWERED BY ONECMS & INTECH