Lạm phát tại Mỹ chạm đáy 2 năm

12-07-2023 21:11|Hoàng Yến

Lạm phát cơ bản của Mỹ trong tháng 6 chỉ đạt 4,8%, thấp nhất kể từ cuối năm 2021.

Theo số liệu của Cục Thống kê Lao động Mỹ vừa công bố, Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của nước này tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số này đã giảm tốc này đã thứ 12 liên tiếp. Tháng 6 năm ngoái, Mỹ lạm phát chạm tới 9,1% - cao nhất kể từ năm 1981.

Lạm phát cơ bản (không tính giá nhiên liệu và lương thực thường xuyên biến động) tăng 4,8% - chậm nhất kể từ cuối năm 2021.

Chi phí nhà ở chiếm 70% mức tăng trong tháng 6. Dù vậy, so với tháng trước đó, chi phí này chỉ tăng 0,2%. Một chỉ số theo dõi giá thuê nhà cũng ghi nhận mức tăng thấp nhất kể từ năm 2021. Nhiều nhà kinh tế học dự báo giá nhà tiếp tục hạ nhiệt trong vài tháng tới. Dù vậy, giá năng lượng lại tăng, chủ yếu do xăng và điện. Trong khi đó, giá xe cũ giảm lần đầu tiên trong 3 tháng.

Nhìn chung, số liệu lạm phát tháng 6/2023 có thể giúp Fed “thở phào nhẹ nhõm”. Tuy nhiên, các quan chức Fed thường chú trọng nhiều hơn tới lạm phát cơ bản, vốn vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed.

Trước thông tin giảm phát hạ nhiệt, phố Wall ghi nhận các phản ứng tương đối tích cực. Các chỉ số tương lai của chứng khoán Mỹ đi lên trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ.

Mặc dù lạm phát đã hạ nhiệt, nhưng các nhà đầu tư vẫn cho rằng Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp cuối tháng này. Tuy nhiên, thị trường tin rằng đây sẽ là đợt tăng lãi suất cuối cùng và sau đó Fed sẽ quan sát tác động của các đợt thắt chặt chính sách tiền tệ tới nền kinh tế.

Dow Jones mất 1.700 điểm, S&P 500 giảm gần 6%

PGS.TS Phạm Thế Anh: Không có tăng trưởng thật nếu tiền chỉ đi vào đất, vào cổ phiếu

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/lam-phat-tai-my-cham-day-2-nam-191921-191921.html
Bài liên quan
  • Chuyên gia: Áp lực lạm phát trong thời gian tới sẽ không quá lớn
    Lý giải nguyên nhân của việc kiềm chế lạm phát ở mức thấp, chuyên gia khẳng định kết quả kiểm soát lạm phát trong quý I/2025 là do Chính phủ đã chỉ đạo sát sao các bộ, ngành, địa phương, đảm bảo thông suốt hệ thống lưu thông, phân phối; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu; miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân; theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu để điều hành phù hợp.
    7 giờ trước| Vĩ mô
  • Khi giá cả toàn cầu biến động, Việt Nam làm gì để giữ lạm phát trong tầm kiểm soát?
    Để kiểm soát lạm phát năm 2025 được như mục tiêu đề ra, bà Nguyễn Thu Oanh, Trưởng ban Thống kê dịch vụ và giá, Cục Thống kê cho rằng, Chính phủ, các bộ ngành và địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam để có các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá trong nước.
    8 giờ trước| Vĩ mô
  • ADB: Vì sao lạm phát giảm sâu nhưng các ngân hàng trung ương vẫn ‘giữ phanh’?
    Lạm phát hạ nhiệt, kỳ vọng lãi suất giảm dâng cao. Nhưng theo ADB, “cuộc chơi tiền tệ” tại châu Á – Thái Bình Dương vẫn chưa thể bắt đầu sớm như nhiều người tưởng.
  • UBS khuyến nghị mua bạc ở mức hiện tại
    UBS cũng kỳ vọng nhu cầu đầu tư sẽ gia tăng để bù đắp các tác động tiêu cực từ các yếu tố vĩ mô.
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Lạm phát tại Mỹ chạm đáy 2 năm
    POWERED BY ONECMS & INTECH