Kiến thức

Làm thế nào khi khi 'suốt ngày' bị đi bị lại lẹo mắt?

Đạt Nhi 19/10/2024 11:12

Một số người rất hay bị lên lẹo ở mắt, thường cứ vài ba tháng lại bị một lần, thậm chí đến viện trích lẹo nhưng không hết hẳn. Lẹo mắt thường sưng đỏ, đau nhức, cảm giác như có sạn trong mắt, cản trở tầm nhìn, làm bất tiện trong sinh hoạt.

Bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh (Khoa đáy mắt, BV Mắt Hà Nội) chia sẻ: Lẹo mắt là tình trạng sưng bờ mi mắt cấp tính, có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào.

Làm thế nào khi khi 'suốt ngày' bị đi bị lại lẹo mắt? ảnh 1
Trẻ em cũng có thể bị lẹo mắt.

Viêm bờ mi mắt là tình trạng viêm mí mắt phổ biến, bao gồm nhiều tổn thương cấp tính và mạn tính. Đây là một bệnh thường gặp gây khó chịu cho người bệnh, trong khi đó chữa viêm bờ mi mắt rất dai dẳng vì gặp khó khăn trong việc tìm ra nguyên nhân. Viêm bờ mi mắt có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng cấp tính tuyến dầu mí mắt, nhiễm trùng giác mạc. Do đó, khi thấy có dấu hiệu bất thường nào ở mắt, có nghi ngờ là triệu chứng của nhiễm trùng thì cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc.

Viêm bờ mi mắt có nhiều nguyên nhân, trong đó hay gặp nhất là do nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) gây nhiễm trùng nang lông mi, do sự tắc nghẽn của tuyến bã nhờn hoặc tuyến mồ hôi… Lẹo có thể xuất hiện ở các mí trên và mí mắt dưới.

Nguy cơ nhiễm trùng bờ mi dẫn đến lẹo mắt tăng cao khi có một số yếu tố sau:

Vệ sinh kém: Việc vệ sinh mắt không đúng cách, như dụi mắt thường xuyên, ít rửa mặt hoặc vệ sinh mắt không kỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.

Sử dụng kính áp tròng: Nếu không vệ sinh tay sạch sẽ khi đeo và tháo kính áp tròng, vi khuẩn có thể dễ dàng lây nhiễm lên mắt, gây ra viêm nhiễm và hình thành lẹo.

Làm thế nào khi khi 'suốt ngày' bị đi bị lại lẹo mắt? ảnh 2
Sử dụng kính áp tròng không đúng cách có thể gây viêm bờ mi mắt
(lẹo mắt).

Trang điểm mắt: Dùng mỹ phẩm mắt quá hạn, dụng cụ trang điểm bẩn hoặc không được vệ sinh thường xuyên có thể chứa nhiều vi khuẩn, gây kích ứng và nhiễm trùng mắt.

Các bệnh lý da: Những người mắc các bệnh về da như viêm bờ mi, viêm da tiết bã hoặc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị lẹo mắt cao hơn do hệ miễn dịch suy yếu và da dễ bị tổn thương.

Viêm bờ mi mắt thường có hai dạng: Viêm bờ mi trước ảnh hưởng đến mặt ngoài của mí mắt và viêm bờ mi phía sau ảnh hưởng đến mi mắt bên trong.

Chữa viêm bờ mi mắt có thể dùng thuốc kháng sinh nếu nguyên nhân là do nhiễm khuẩn. Thuốc kháng sinh có thể là thuốc tra mắt hoặc nhỏ mắt. Ngoài ra, người bệnh cũng được khuyến cáo sử dụng nước mắt nhân tạo để bôi trơn hay giúp cho mắt giảm tình trạng khô rát.

Trong nhiều trường hợp mắt lên lẹo sẽ tự tiêu mà không cần điều trị. Có thể áp dụng phương pháp chườm ấm để trị lẹo mắt tại nhà: Chườm ấm bằng vải sạch thấm nước ấm trên mí mắt từ 5-10 phút. Mỗi ngày làm từ 3-5 lần, thực hiện hằng ngày đến khi lẹo giảm sưng. Chườm ấm có vai trò làm mềm mô tạo điều kiện thông các tuyến dầu. Ngoài ra, việc này sẽ giúp làm bong lớp gàu và cặn bã bám quanh lông mi. Do đó, tránh được viêm tuyến sinh lẹo ở mắt. Người bệnh nhắm mắt nằm nghỉ khoảng 1-2 phút trong một lần đắp.

Nếu điều trị tại nhà không khỏi, người bệnh cần gặp bác sĩ khoa Mắt để được thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Lẹo mắt gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng tầm nhìn, ngại giao tiếp. Dưới đây là những phương pháp phòng ngừa:

Giữ mí mắt và lông mi sạch sẽ, tẩy trang mắt trước khi ngủ.

Rửa tay trước khi chạm vào vùng quanh mắt.

Không dùng chung đồ trang điểm mắt.

Thay đồ trang điểm mắt 3 tháng 1 lần.

Giữ kính áp tròng sạch sẽ, không đeo kính áp tròng nhiều.

Nếu bị viêm bờ mi cần thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Không dùng chung khăn mặt hay vật dụng sinh hoạt với người bị lẹo mắt.

Làm thế nào khi khi 'suốt ngày' bị đi bị lại lẹo mắt? ảnh 3
Tránh ăn các thực phẩm cay nóng khi bị lẹo mắt.

Khi mắt bị lẹo – người bệnh nên bổ sung những thực phẩm có chứa vitamin tốt cho mắt và tăng sức đề kháng như: vitamin A có trong cà rốt, rau ngót, mồng tơi, cải bó xôi, bí đỏ, khoai lang, ớt chuông, gan, dầu cá… Vitamin C có trong cam, quýt, dâu, đu đủ… Vitamin E có trong cà chua, hạt bí, hạnh nhân, quả bơ… Một số thực phẩm giúp làm mát cơ thể, giảm viêm sưng như: lê, dưa hấu, đậu xanh, mướp đắng, hạt sen, hạt chia…

Người bệnh nên tránh ăn những thực phẩm có tính nóng, làm gia tăng nhiệt dễ sưng viêm như: xoài, nhãn, ổi, đồ cay nóng, hành, thịt dê, hải sản… Nên hạn chế đồ uống có cồn, gas, nhiều đường làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể và nóng người. Khi điều trị lẹo mắt cũng không nên sử dụng các thực phẩm nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn.

>> Căn bệnh nguy hiểm gần 60% người cao tuổi Việt Nam mắc phải: Không triệu chứng rõ ràng, thầm lặng tàn phá cơ thể

Đừng chỉ dùng chanh đào để ngâm mật ong, còn 'tỷ loại công dụng' nữa cực tốt cho sức khỏe

Loại quả bán đầy chợ Việt chứa 13 hợp chất giúp chống ung thư, cả vỏ cả ruột đều tốt cho sức khỏe

Theo tienphong.vn
https://tienphong.vn/lam-the-nao-khi-khi-suot-ngay-bi-di-bi-lai-leo-mat-post1683544.tpo
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Làm thế nào khi khi 'suốt ngày' bị đi bị lại lẹo mắt?
    POWERED BY ONECMS & INTECH