Láng giềng Việt Nam trình làng dây chuyền sản xuất vệ tinh chỉ trong 20 ngày, tạo ra 240 vệ tinh nhỏ mỗi năm
Cơ sở sản xuất vệ tinh nhỏ này sử dụng máy móc thông minh và tự động hóa hoàn toàn trong các quy trình sản xuất chính.
Khi Trung Quốc tăng cường nỗ lực phát triển ngành hàng không vũ trụ , một dây chuyền sản xuất hàng loạt thông minh đầu tiên của nước này dành cho vệ tinh  đã chính thức được cho ra mắt gần đây.
Tại nhà máy rộng gần 4.000m2 ở thành phố Thiên Tân, miền Bắc Trung Quốc, vệ tinh được sản xuất tại 13 địa điểm trên dây chuyền, nơi các cánh tay cơ khí và xe tự hành hoạt động và cần rất ít sự can thiệp của con người.
Cơ sở sản xuất vệ tinh nhỏ này của Trung Quốc sử dụng máy móc thông minh và tự động hóa hoàn toàn trong các quy trình sản xuất chính, do đó tăng hiệu quả sản xuất lên hơn 40%. Dây chuyền sản xuất thông minh có khả năng sản xuất 240 vệ tinh nhỏ mỗi năm theo China Global Television Network (CGTN) đưa tin. Vệ tinh đầu tiên là sản phẩm điển hình để sản xuất hàng loạt do Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASIC) tự phát triển.
Theo CASIC Space Engineering Development Co., Ltd.- chủ sở hữu cơ sở, dây chuyền sản xuất này có công suất hàng năm là 240 vệ tinh nhỏ nặng dưới một tấn. Với kỹ thuật sản xuất thông minh, nó có thể cải thiện hơn 40% hiệu quả sản xuất ra các vệ tinh nhỏ.
Từ sản xuất thủ công từng bộ phận, quy mô nhỏ đến sản xuất tự động, hiện nay hơn 10 quy trình cốt lõi được thực hiện bằng máy móc. Các cỗ máy có thể được điều chỉnh dựa trên nhu cầu để sản xuất các thành phần có nhiều kích thước và trọng lượng khác nhau.
Trong quá trình sản xuất, các máy móc có thể tự động dùng quy trình kiểm soát, dữ liệu phân tích và kết quả điều hành được gửi đến thiết bị đầu cuối để kiểm soát theo thời gian thực, thực hiện chuyển đổi sản xuất vệ tinh từ do con người điều khiển sang do dữ liệu điều khiển cũng như sản xuất hàng loạt vệ tinh tùy chỉnh.
Bên cạnh đó, một trong những vấn đề khó khăn nhất trong sản xuất vệ tinh là lắp ráp cáp, vì mỗi vệ tinh bao gồm rất nhiều cáp ở nhiều lớp khác nhau. Để giải quyết thách thức này, các nhà nghiên cứu đã phát triển một hệ thống hướng dẫn kỹ thuật số, trong đó mỗi quy trình được chiếu lên vệ tinh để công nhân có thể làm theo hướng dẫn và lắp ráp cáp từng bước.
"Thời gian làm việc cho mỗi điểm sản xuất được thiết kế là 1,5 ngày. Nếu công việc không thể hoàn thành trong vòng 1,5 ngày, điều đó có nghĩa là các sản phẩm tiếp theo không thể được xử lý đúng hạn, ảnh hưởng đến năng lực sản xuất chung", Wang Mian của CASI cho biết.
Nhà kho tại nhà máy có thể lưu trữ hàng chục nghìn bộ phận cho 60 vệ tinh trong hơn 1.800 gian hàng lưu trữ. Vệ tinh đầu tiên được sản xuất vào tháng 5 năm ngoái, đánh dấu sự khởi đầu của quá trình sản xuất hàng loạt.
>> Vệ tinh thương mại đầu tiên của Việt Nam cách trái đất gần 36.000km, vốn đầu tư 300 triệu đô