Xã hội

Loại củ 'giả dạng' nhân sâm, 99% mọi người nhận nhầm, ăn vào sẽ buồn nôn dữ dội và hôn mê sâu

Như Ý 29/10/2024 21:28

Vì có hình dáng tương tự nhân sâm, loại củ này được nhiều người sử dụng, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Trong y học cổ truyền, thương lục (Phytolacca esculenta Van Hout) thường bị nhầm lẫn với nhân sâm do hình thái bên ngoài tương tự. Tuy nhiên, loại củ này có chứa độc tố và cần được sử dụng một cách thận trọng, tuân thủ đúng chỉ định của thầy thuốc.

Ở Việt Nam, thương lục thường xuất hiện ở các tỉnh miền núi phía Bắc, sinh trưởng ở độ cao từ 700-1.600m so với mực nước biển. Loài cây này cũng phân bố rộng rãi ở nhiều quốc gia châu Á như Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Lào. Chúng nổi tiếng là loại củ có vị đắng, tính hàn và chứa nhiều độc tố. Việc nhầm lẫn thương lục với nhân sâm và sử dụng sai cách có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

cay_thuong_luc_co_doc_khong_4_8c9330290f_11zon.png
Không ít người nhận nhầm củ thương lục là nhân sâm. Ảnh: Internet

Y học hiện đại đã xác định rằng thương lục chứa một lượng lớn chất độc phytolaccatoxin trong tất cả các bộ phận. Khi vào cơ thể, chất độc này gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng dữ dội, khó thở, co giật, hạ huyết áp, tim đập nhanh và thậm chí dẫn đến hôn mê sâu. Bởi vậy, chúng ta phải nhận biết được loại củ này để tránh nhầm lẫn, dẫn đến hậu quả khôn lường.

Trong một chuyến đi cắm trại ở Trung Quốc, một nhóm học sinh đã phát hiện ra củ thương lục và lầm tưởng đó là nhân sâm. Chỉ vài phút sau khi nếm thử, các em đã bị buồn nôn dữ dội và nhanh chóng rơi vào trạng thái hôn mê. May mắn thay, nhờ được đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời, các em đã qua cơn nguy kịch. Nếu không được điều trị kịp thời, lượng độc tố tích tụ trong cơ thể có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.

an-nham-cu-nay-la-hon-me-99-moi-nguoi-nham-do-la-nhan-sam-batch_960a304e251f95ca513bafa6585fe030660952ae-1730107882-658-width740height916.jpg
Mỗi người nên tìm hiểu kỹ thông tin về loại củ này để tránh rước họa vào thân. Ảnh: Internet

Mặc dù chứa độc tính, thương lục vẫn được ứng dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Phần rễ của cây, thường được thu hoạch sau 6-7 tháng, là bộ phận được sử dụng để làm thuốc. Thương lục có tác dụng lợi tiểu, giảm phù nề, hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp như khó thở, đầy bụng. Ngoài ra, nó còn được dùng để giảm sưng đau do mụn nhọt khi đắp ngoài da.

Dù thương lục có vẻ ngoài giống như nhân sâm nhưng vẫn có cách phân biệt chúng. Một mẹo nhỏ giúp bạn phân biệt hai loại củ này là quan sát chất dịch bên trong củ. Khi bẻ đôi củ nhân sâm, bạn sẽ thấy chất dịch màu trắng đục, trong khi đó, nếu bẻ đôi củ thương lục, chất dịch chảy ra sẽ có màu đỏ đặc trưng.

>> Loại củ bán đầy chợ Việt được ví như ‘nhân sâm của người nghèo’, chứa hợp chất giúp giảm nguy cơ ung thư

Loại củ được mệnh danh là ‘nhân sâm nước’, ở Việt Nam chỉ mọc một lần mỗi năm, dân thành phố thi nhau ‘săn lùng’ vì hương vị lạ

Loại củ có ở Việt Nam vị ngọt nhưng kiểm soát đường huyết hiệu quả, là 'kho chứa sắt' giúp bổ máu

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/loai-cu-gia-dang-nhan-sam-99-moi-nguoi-nhan-nham-an-vao-se-buon-non-du-doi-va-hon-me-sau-129242.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Loại củ 'giả dạng' nhân sâm, 99% mọi người nhận nhầm, ăn vào sẽ buồn nôn dữ dội và hôn mê sâu
    POWERED BY ONECMS & INTECH