Loại rau mọc hoang ở Việt Nam được Tổ chức Y tế thế giới ghi vào danh mục cây thuốc, nhưng dùng sai cách dễ phá huỷ thận
Loại rau này được Tổ chức Y tế Thế giới ghi vào danh mục cây thuốc vì mang lại nhiều tác dụng với sức khoẻ.
Rau sam còn có tên gọi khác là mã xỉ thái hoặc trường thọ thái, tên khoa học là Portulaca oleracea, là loại cây thân thảo với thân bò sát đất thường mọc hoang ở những vùng đất ẩm ướt bên bờ ruộng, bãi đất trống, sông suối. Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ. Ngày nay, rau sam đã được trồng nhiều ở nhiều nơi trên thế giới từ Bắc Phi qua Trung Đông.
Rau sam có thân mọng nước, nhẵn, không có lông, dài khoảng 15 - 20cm và có màu hơi đỏ hoặc tím đỏ. Lá rau sam là lá đơn, có hình bầu dục, mặt trên nhẵn bóng. Hoa có 5 cánh màu vàng, không có cuống và thường ra hoa vào cuối xuân đến giữa mùa thu.
Trong danh mục những cây thuốc của Tổ chức Y tế thế giới ghi cây rau sam dùng chữa được các bệnh thấp khớp, phụ khoa, giảm đau, lợi tiểu, trợ tim, trị sốt cao, giun kim, kích thích tiết mật.
Theo dược sĩ Ma Thị Trang, Nghiên cứu viên Viện Y học Bản địa Việt Nam cho biết, rau sam là loại cỏ, cành mẫm nhẵn, rất quen thuộc ở nhiều vùng quê. Trước kia, rau sam được coi là rau dại, rau cứu đói ở các mùa hiếm rau. Tuy nhiên, ngày nay, các thực phẩm  rau xanh nhiều nên loài rau này không được để ý đến. Thực tế, rau sam chứa nhiều chất quý, tốt cho sức khỏe .
Nhiều nghiên cứu hiện đại cho thấy, rau sam có nhiều hoạt tính sinh học như Flavonoid, Coumarin, Monnoterrpene Glycoside, hợp chất Phennolic. Trong rau sam còn chứa nhiều axit béo như omega-3, vitamin, khoáng chất và một số hợp chất tốt cho sức khỏe.
Flavonoid là thành phần nhiều nhất ở rau sam tập trung ở lá và thân cây. Đây là chất có tính chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả. Các nghiên cứu hiện đại đều chỉ ra rằng Flavonoid tác dụng phòng chống ung thư , bảo vệ hệ tim mạch , thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động chống lại nguy cơ nhiễm trùng đặc biệt đối với các đối tượng bị suy giảm miễn dịch. Flavonoid còn tốt cho phụ nữ giai đoạn mãn kinh, giảm hiện tượng bốc hỏa, khó chịu cho họ.
Ngoài ra, trong thành phần của rau sam còn chứa Protulaca oleracea làm giảm trọng lượng cơ thể, axit béo tự do trong máu và tăng insulin máu, tăng độ nhạy của insulin và cải thiện sự suy giảm dung nạp glucose và chuyển hóa lipid trên chuột mắc bệnh đái tháo đường. Các nghiên cứu trên chuột cho thấy nó có thể là triển vọng trong điều trị đái tháo đường . Vì vậy, rau sam được coi là thực phẩm tốt cho người bệnh bị này.
Tuy nhiên thời gian trước, Bệnh viện thuộc Trường Đại học Y khoa Chiết Giang, Trung Quốc đã tiếp nhận và điều trị liên tiếp cho 6 bệnh nhân bị tổn thương thận cấp tính với cùng một lý do là ăn rau sam. Đáng chú ý, tất cả đều xuất hiện các triệu chứng bất thường sau khi ăn loại rau này.
Theo lời bác sĩ Hàn Phi, Phó Giám đốc Trung tâm Thận học của Bệnh viện số 1 Đại học Chiết Giang, đặc điểm chung của các bệnh nhân nhập viện là họ ăn trực tiếp một lượng lớn rau sam. Nếu ăn phải một lượng lớn axit oxalic trong thời gian ngắn sẽ dễ gây tổn thương thận cấp tính. Do đó, tốt nhất là nên chần rau sam trước khi ăn, để loại bỏ lượng axit oxalic có trong rau.
Trên thực tế, đối với những người có sức khỏe tốt, các tinh thể trong thận có thể được đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến thận hoặc các bệnh về chuyển hóa khác, lượng lớn axit oxalic trong rau sam sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng tắc nghẽn, thậm chí có thể phá hủy hoàn toàn chức năng của thận.
>> Loại hạt được những người trường thọ nhất thế giới thường xuyên sử dụng: Có rất nhiều ở chợ Việt