Loạt “thị trấn ma” nghìn tỷ, đường hoang triệu đô bỏ trống trở thành chuồng bò cao cấp
Hiện trạng những công trình đô thị nghìn tỷ, những con đường triệu đô trong tình trạng dở dang, hoang tàn trở thành mặt bằng phơi trồng hoa màu của nông dân đang trở thành vấn đề nhức nhối tại Trung Quốc những năm qua.
Trong những năm trở lại đây, kinh tế Trung Quốc đẩy mạnh phát triển bất động sản và mở rộng quy mô đô thị. Chính phủ nước này cũng thực hiện nhiều chính sách và quy hoạch mở rộng và nới mạnh khu dân cư để giảm bớt ô nhiễm môi trường do các khu dân cư đông đúc. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng bất động sản vừa qua đã khiến thị trường nước này chìm sâu trong "bóng đêm", nhiều khu bất động sản được xây lên nhưng lại trong tình trạng bỏ hoang, hình thành những “thị trấn ma ” bất đắc dĩ.
Khu đô thị Nhà khách Quốc gia
Được biết, Khu đô thị được phê duyệt xây dựng với 260 căn biệt thự cao cấp phong cách châu Âu, hướng đến tầng lớp thượng lưu trong xã hội tại Trung Quốc. Tuy nhiên, đến năm 2012. dự án đã bị dừng lại để lại những căn biệt thự thô trong tình trạng dở dang, vật liệu xây dựng ngổn ngang không biết khi nào được đưa vào sử dụng. Nội thất của một vài căn biệt thự đã được trang hoàng song vẫn bị bỏ hoang vô cùng đáng tiếc. Bên trong là sàn và cột đá cẩm thạch đắt tiền, đèn chùm pha lê với nội thất đồ gỗ tinh xảo.
Khu đô thị Nhà khách Quốc gia có chủ đầu tư là Tập đoàn Bất động sản Greenland có trụ sở chính tại Thượng Hải. Dự án được bắt đầu thi công từ năm 2010, sau 2 năm thì đột ngột dừng thi công không rõ nguyên nhân.
Sau gần 14 năm bỏ hoang, dự án bất đắc dĩ trở thành mảnh đất cho người nông dân lân cận canh tác hoa màu, ngô lúa, thậm chí là chăn thả gia súc. Những căn siêu biệt thự triệu đô giờ đây trở thành những chuồng nuôi bò “cao cấp” .
Chia sẻ của một người nông dân trong khu vực: "Những căn nhà này có thể có giá hàng triệu USD, nhưng người giàu chẳng ai thèm ngó ngàng tới. Những người bình thường thì lại chẳng thể mua nổi",
Quảng Hạ Thiên Đô Thành
Quảng Hạ Thiên Đô Thành là một dự án đô thị nằm ở phía đông tỉnh Hàng Châu, Trung Quốc. Được phê duyệt là dự án bất động sản cao cấp từ năm 2007, khu đô thị này từng được mệnh danh là “Paris thu nhỏ” của Trung Quốc. Với những công trình “sao chép y nguyên” bản chính như Tháp Eiffel, đại lộ Champs Elysee, cùng những căn biệt thự với lối kiến trúc châu Âu, dự án là niềm tự hào của thành phố Hàng Châu trong những năm 2010.
Quảng Hạ Thiên Đô Thành được xây dựng với quy mô hơn 10.000 dân cư song cuối cùng không có cư dân nào mặn mà muốn đến “Paris thu nhỏ” để sinh sống. Hiện nay, ban ngày chỉ có lác đác vài cặp đôi đến chụp ảnh cưới tại những công trình thú vị này để ghi lại những khoảng khắc đẹp, hay đi bộ trên “đại lộ Champs Elysee” thu nhỏ để cảm nhận không gian châu Âu.
Được biết, nhiều người dân Trung Quốc cho rằng vị trí cách trung tâm thành phố Hàng Châu khá xa với quãng đường gần 1 tiếng lái xe, đồng thời nằm giữa vùng đất canh tác, nông nghiệp nên nhiều người không cảm thấy phù hợp với nhu cầu của họ. Để lại đây một "Paris phương Đông" hoang sơ, không người qua lại như một “thành phố ma”. Dự án “chết” này đến nơi không còn được nhắc đến nhiều và bị lãng quên trong sự nuối tiếc của chủ đầu tư.
Forest City
Nằm ở miền Nam Malaysia, dự án Forest City trong nhiều năm nay trở thành khu bất động sản nhận được nhiều “gạch đá” nhất dù có giá trị đầu tư “khổng lồ” hơn 100 tỷ USD. Dự án được đảm nhiệm bởi chủ đầu tư Trung QuốcCountry Garden  - “ông chủ” của hàng loạt dự án bất động sản lớn nhất Trung Quốc mới bị phá sản.
Được xây dựng dựa trên 4 hòn đảo nhân tạo với tổng diện tích gần 1.800 ha dự kiến thu hút hơn 700.000 dân cư đến sinh sống, hiện nay dự án này cũng đang trong tình trạng hoang tàn, bỏ trống trong 6 năm trở lại đây. Tính đến năm 2019, chỉ có hơn 500 cư dân chuyển đến sống tại khu đô thị quy mô lớn này, khoảng gần 5% số dân cư dự kiến.
Dự án hiện nay mới chỉ hoàn thiện 20%, 1 trên tổng cộng 4 hòn đảo nhỏ, bao gồm Trung tâm thương mại, 2 khu nghỉ dưỡng và những tiện ích khác như hồ bơi công cộng, nhà hàng, …
Lịch sử giao dịch trên những website này cho thấy giá trị của những căn hộ đã sụt giảm mạnh trong những năm trở lại đây. Thực tế, căn hộ một phòng ngủ từng được bán với giá lên đến 300USD/feet2, tương đương 3.300 USD/m2, hiện giờ chỉ có khoảng 1.200 USD/m2. Được biết, mức lương trung bình của người dân Maylaysia hàng năm vào khoảng 25.000 ringgit, tương đương khoảng 5.365 USD/ năm. Do đó, dự án hướng đến khách hàng mục tiêu chính là người Singapore và người Trung Quốc.
>> Cao ốc 4.000 tỷ “án binh bất động” nhiều năm bỗng nhiên hồi sinh 
Loạt dự án đô thị nghìn tỷ sát sườn sân bay lớn nhất Việt Nam rầm rộ tái khởi động 
Huyện sẽ sở hữu tòa nhà chọc trời cao nhất Việt Nam tìm chủ cho dự án khu đô thị nghìn tỷ