Chính sách hỗ trợ được ban hành kịp thời và nhiều gói kích cầu tín dụng được tung ra khiến nhà đầu tư, giới chuyên gia kỳ vọng cổ phiếu ngân hàng sẽ có mức tăng mạnh.
Mới đây, các chuyên gia và doanh nghiệp tham gia khảo sát của Vietnam Report đều nhận định nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn đang ở vùng giá hấp dẫn, phù hợp cho mục tiêu đầu tư dài hạn.
Ngành ngân hàng đang có tín hiệu tích cực nhiều hơn là tiêu cực khi các chính sách hỗ trợ
Chính sách hỗ trợ được ban hành kịp thời, nhiều gói kích cầu tín dụng được tung ra khiến nhà đầu tư, giới chuyên gia kỳ vọng cổ phiếu ngân hàng sẽ có mức tăng mạnh.
Chứng khoán VNDirect gần đây cũng đã đưa ra khuyến nghị khả quan đối với một số cổ phiếu ngân hàng như MBB, HDB, TCB,…
VND khuyến nghị khả quan với một số mã ngân hàng |
Căn cứ các mức giá mục tiêu mà VND dự phóng, HDB nằm trong top 3 cổ phiếu mang lại lợi nhuận cao. Đồng thời, tính đến ngày 31/5/2023, HDB là mã có mức giá hấp dẫn nhất khi đóng cửa ở mức 18.400 đồng/cp.
Cụ thể, cổ phiếu HDB được VND khuyến nghị mua với giá mục tiêu là 25.000đ/cp (mức sinh lời dự kiến là 35%). Nhận định được dựa trên phương pháp kết hợp với tỷ trọng bằng nhau của hệ số P/B (1,3 lần P/B trong năm 2023) và thu nhập thặng dư (COE: 16,1%, LTG: 3%).
Hiện tại, HDB đang giao dịch ở mức 1 lần P/B 2023 (so với mức trung bình ngành là 1,2x); ngang mức -1 độ lệch chuẩn P/B trung bình 3 năm.
Đáng chú ý, giữa bối cảnh nhà đầu tư nước ngoài mạnh tay xả ròng nhóm ngân hàng trong tháng 5/2023, HDB lại là tâm điềm hút tiền khối ngoại. Cụ thể, khối ngoại đã mua vào tổng cộng 4,9 triệu cổ phiếu HDBank trong tháng vừa qua.
Luận điểm đầu tư vào HDBank được chuyên gia VND đưa ra bao gồm:
HDBank là một trong số ít ngân hàng có khả năng giảm thiểu rủi ro thu hẹp NIM
Nguồn: VND |
Theo thống kê của VNDirect, tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) trung bình của 25 ngân hàng niêm yết đã giảm 18 điểm cơ bản trong quý 1/2023 do các ngân hàng đã phải hi sinh một phần lợi nhuận để hỗ trợ khách hàng. NIM của một số ngân hàng cổ phần như TPBank, VPBank, MB,... giảm đáng kể do thị trường trái phiếu doanh nghiệp và cho vay tiêu dùng đang khó khăn.
Tuy nhiên, các ngân hàng có dư nợ cho vay bán lẻ cao và thanh khoản dồi dào có thể hạn chế được rủi ro thu hẹp NIM và HDB là một trong số đó. Cụ thể, quý 1/2023, mức NIM của HDB được duy trì ngay trong bối cảnh khó khăn toàn ngành.
Nguồn: VND |
Mặc dù tài chính tiêu dùng (TCTD) bị ảnh hưởng trong giai đoạn này, khiến lợi suất tài sản giảm, nhưng HDB vẫn có thể quản lý tốt chi phí vốn nhờ thanh khoản ổn định với LDR không quá cao (~73%) và cơ cấu huy động đa dạng. VND dự phóng NIM của HDB sẽ giảm 7 điểm cơ bản và đạt ~5% trong 2023-24.
Chất lượng tài sản sẽ cải thiện trong nửa cuối năm 2023
Tại ngày 31/3/2023, nợ xấu của HDB tăng 20,9% so với đầu năm, trong đó nợ nhóm 3 tăng 45,4% so với mức cuối năm 2022. Tỷ lệ nợ xấu NPL là 1,85% (cuối 2022 là 1,7%). LLR giảm xuống 61,8% (cuối 2022 là 70,4%).
Tuy vậy, VND kỳ vọng mọi thứ sẽ tốt hơn kể từ nửa cuối năm 2023 do NHNN có sự đảo chiều trong chính sách tiền tệ với ba lần cắt giảm lãi suất điều hành; và tác động của các chính sách hỗ trợ.
Cụ thể, NHNN đã ban hành Thông tư 02/2023 và Thông tư 03/2023 (TT02- 03/2023) về việc giãn/hoãn nợ và cho phép ngân hàng tiếp tục mua TPDN.
TT02/2023 quy định về việc các tổ chức tín dụng (TCTD) cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng; và điều chỉnh lại cách trích lập dự phòng đối với các khoản vay nói trên. Nhìn chung, Thông tư này sẽ phần nào tháo gỡ những vấn đề về thanh khoản của các doanh nghiệp, cứu lấy các doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản hiện nay. Từ đó, dòng tiền của các doanh nghiệp bất động sản có thể cải thiện và điều này sẽ giảm áp lực trích lập dự phòng cũng như rủi ro nợ xấu của ngân hàng.
Theo thống kê của VND, HDBank có tỷ trọng cho vay bất động sản đứng thứ 4 trong ngành, vậy nên việc gỡ khó cho doanh nghiệp bất động sản sẽ tác động tích cực đến HDB.
Nguồn: VND |
Đáng chú ý, nhóm bất động sản với vấn đề thanh khoản trước đó đang rất cần thêm dòng tiền để đảo nợ/tài trợ hoạt động kinh doanh (tín dụng kinh doanh bất động sản tăng 6,5% so với đầu năm). Vì vậy, HDBank cũng được hưởng lợi từ xu thế này khi ngân hàng có tỷ trọng cho vay bất động sản cao đã ghi nhận tăng trưởng tín dụng tốt trong quý 1/2023.
Về cơ cấu nguồn vốn, tiền gửi và CASA, tiền gửi của HDB tăng 15,8% so với đầu năm (so với mức tăng 10,9% của tổng nguồn vốn). Thay vì phụ thuộc vào tiền gửi của khách hàng, HDB đã đa dạng hóa cơ cấu nguồn vốn nhờ tăng huy động từ liên ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi.
HDB thành công trong việc duy trì tỷ lệ LDR trong khoảng 70-75% trong 5 năm gần đây, cho thấy khả năng quản lý thanh khoản tốt.
Tính đến cuối quý 1/23, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của HDB ở mức rất thấp là 3,4% (cuối 2022 là 9,9%), giúp ngân hàng tránh được rủi ro mất cân đối thanh khoản.
Tuy nhiên, CASA giảm xuống 7,7% (từ mức 10,6% vào cuối năm 2022), do KH cá nhân tiếp tục rút tiền nhàn rỗi để đáp ứng tình hình tài chính của họ và/hoặc chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn trong bối cảnh lãi suất cao.
Về dài hạn, VND ưa thích HDB bởi mô hình kinh doanh độc đáo khi tiếp cận khu vực nông thôn, nơi vẫn có nhu cầu vay rất lớn; mảng banca tiềm năng giúp tăng thu nhập từ phí; chất lượng tài sản tốt hơn so với các ngân hàng có khẩu vị rủi ro cao khác; và thanh khoản dồi dào.
Cổ phiếu đáng chú ý ngày 13/1: GMD, CTD, HCM 
Đất nước 'vươn mình' vào kỷ nguyên mới, SSI gọi tên 10 cổ phiếu tiềm năng cho năm 2025