Tài chính Ngân hàng

MBBank (MBB) sẽ được hưởng những lợi ích gì khi nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém?

Chi Hạ 15/10/2024 - 17:24

MBBank (MBB) đã hoàn tất thủ tục nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng yếu kém.

Tại báo cáo gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ cho biết đã hoàn thiện phương án chuyển giao hai ngân hàng mua lại bắt buộc là Ngân hàng TNHH MTV Đại dương (OceanBank) và Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng (CBBank).

Hiện tại, mặc dù chưa công bố chính thức nhưng các thông tin trên thị trường cho rằng khả năng cao Vietcombank (VCB) sẽ nhận chuyển giao CBBank, còn MBBank (MBB) sẽ tiếp nhận OceanBank. Trước đó, cổ đông của hai ngân hàng này đều đã thông qua phương án nhận chuyển giao hai ngân hàng yếu kém.

>> Thống đốc NHNN: Sẽ tổ chức lễ chuyển giao 2 ngân hàng 0 đồng

Về phía MB, ban lãnh đạo ngân hàng cho biết đã hoàn tất thủ tục nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng yếu kém, kỳ vọng sẽ hoàn thành trong năm 2024 hoặc 2025 sau khi được Chính phủ phê duyệt.

Việc tiếp nhận OceanBank có thể đem lại cho ngân hàng cơ hội tăng trưởng vượt trội. Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCD) thường niên 2024, Chủ tịch HĐQT Lưu Trung Thái khẳng định, nếu được phê duyệt phương án nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng 0 đồng thì mức tăng trưởng sẽ cao hơn.

MBBank (MBB) sẽ được hưởng những lợi ích gì khi nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém?
MB được hưởng nhiều lợi ích khi nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém

Trước đó, ban lãnh đạo của MB cũng đã nhiều lần chia sẻ về những lợi ích khi tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2022, theo lãnh đạo MB, việc nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng (TCTD) giúp ngân hàng có cơ hội tăng trưởng quy mô cao hơn mức tăng trưởng bình quân thị trường khoảng 1,5-2 lần trong dài hạn. Đồng thời, ngân hàng có thể cải thiện thứ hạng cạnh tranh và có nhiều không gian tăng trưởng mới.

>> Lộ diện 2 ngân hàng sắp được chuyển giao bắt buộc

Trong quá trình thực hiện chuyển giao bắt buộc, MB được xử lý phần vốn góp và cổ phần dưới các hình thức phù hợp hoặc sáp nhập theo phương án đã được phê duyệt, từ đó giúp nhà băng này có cơ hội tạo giá trị thặng dư vốn và tăng quy mô.

Ngoài ra, việc tối ưu mạng lưới kênh phân phối của MB và TCTD được chuyển giao bắt buộc (dự kiến khoảng 401 điểm trên cả nước) và các điều kiện ưu tiên được phát triển mạng lưới trong tương lai sẽ giúp MB tiết kiệm thời gian và chi phí đầu tư. Điều này cũng giúp ngân hàng tăng độ bao phủ phục vụ khách hàng theo chiến lược bán lẻ và chuyển đổi số.

Trong tờ trình cổ đông năm 2022, ban lãnh đạo MB cũng nêu rõ một số quyền lợi và lợi ích nhận được khi nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém. Cụ thể, MB không phải thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính của TCTD được chuyển giao bắt buộc; được loại trừ TCTD được chuyển giao bắt buộc khi tính tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất. Cùng với đó, khoản góp vốn vào TCTD được chuyển giao bắt buộc không phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư và được loại trừ khi tính giới hạn góp vốn, mua cổ phần của MB.

MB và TCTD được chuyển giao bắt buộc cũng được áp dụng các biện pháp hỗ trợ theo phương án được phê duyệt.

>> Nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém, Vietcombank (VCB) được hưởng đặc quyền gì?

Nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém, Vietcombank (VCB) được hưởng đặc quyền gì?

Lộ diện 2 ngân hàng sắp được chuyển giao bắt buộc

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/mbbank-mbb-se-duoc-huong-nhung-loi-ich-gi-khi-nhan-chuyen-giao-ngan-hang-yeu-kem-253830.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    MBBank (MBB) sẽ được hưởng những lợi ích gì khi nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém?
    POWERED BY ONECMS & INTECH