Một cổ phiếu ngân hàng được khối ngoại mua ròng 20 triệu đơn vị chỉ trong 2 tuần
Cổ phiếu ngân hàng này chỉ ghi nhận 2 phiên bán ròng trong tháng 6.
Thị trường chứng khoán không thể tiếp nối phiên giao dịch bùng nổ sau khi vừa vượt mốc 1.300 điểm. Đóng cửa phiên 13/6, chỉ số VN-Index tăng 1,32 điểm, lên 1.301,5 điểm. Nhà đầu tư nước ngoài thiết lập 6 phiên liên tiếp bán ròng, xả hơn 1.400 tỷ đồng trong phiên hôm nay.
Trái ngược với diễn biến của thị trường, cổ phiếu MBB  của Ngân hàng TMCP Quân đội được mua ròng mạnh nhất trên sàn HoSE, với khối lượng gần 6,6 triệu đơn vị, tương ứng giá trị đạt 154 tỷ đồng.
MBB dẫn đầu về khối lượng mua ròng trên sàn HoSE |
Gần nhất, trong phiên 12/6, MBB được khối ngoại gom ròng hơn 6 triệu cổ phiếu, tương ứng 138,6 tỷ đồng về giá trị - Dẫn đầu nhóm ngân hàng.
Rộng hơn, từ đầu tháng 6 tới nay, trái ngược với diễn biến rút ròng trên toàn thị trường, khối ngoại mua ròng hơn 20 triệu đơn vị MBB. Xét về giá trị, cổ phiếu VN30 này được gom ròng tổng cộng 461 tỷ đồng trong gần 2 tuần giao dịch.
Kết phiên 13/6, MBB thuộc TOP 5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất nhóm ngân hàng, đóng cửa tại 23.550 đồng/cp (tăng 1,95% so với tham chiếu). Gần 39 triệu đơn vị được nhà đầu tư sang tay, tương đương tổng giá trị giao dịch trên 900 tỷ đồng.
>> Một cổ phiếu ngân hàng bỗng ‘thức giấc’, tăng mạnh trong phiên 12/6 
Khối ngoại mua ròng hơn 20 triệu đơn vị MBB trong tháng 6 |
Về triển vọng của MB, CTCK VCBS ước tính ngân hàng có thể đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng 25% trong năm 2024 - thuộc TOP cao nhất ngành. Chuyên gia kỳ vọng MBB tiếp tục được ưu tiên tăng trưởng tín dụng nhanh hơn so với bình quân ngành khoảng 1,5-2 lần nhờ việc nhận chuyển giao Oceanbank.
Bên cạnh đó, biên lãi ròng (NIM) kỳ vọng duy trì ở mức cao. Cụ thể, trong nửa cuối năm 2024, NIM của MB được dự báo tăng nhẹ theo đà giảm của chi phí vốn. Đồng thời, tỷ suất sinh lời cải thiện khi các khách hàng quay lại trả nợ và MB đẩy mạnh tăng tỷ trọng cho vay bán lẻ.
Chuyên gia dự kiến CASA của MB sẽ tiếp tục cải thiện trong năm 2024 nhờ lãi suất tiền gửi có kỳ hạn duy trì ở mức thấp.
VCBS kỳ vọng chất lượng tài sản của Ngân hàng cải thiện khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu dự kiến tương đương năm 2023 và ở mức trên 100%. Tỷ lệ nợ xấu đưa về dưới 2% với kỳ vọng khách hàng bị hạ nhóm nợ theo CIC sẽ được chuyển về nhóm nợ thông thường trong quý II/2024 thông qua đàm phán với ngân hàng liên quan.
>> Một cổ phiếu ngân hàng được khuyến nghị MUA, kỳ vọng tăng 21% 
Một cổ phiếu ngân hàng bỗng ‘thức giấc’, tăng mạnh trong phiên 12/6 
Diễn biến cổ phiếu ngân hàng 12/6: HDB, VPB... bứt tốc