Chuyên gia VNDirect (VND) nhận định lợi nhuận cốt lõi của PVTrans (PVT) sẽ tăng trưởng kép 9,7% trong năm 2023-2025 nhờ việc mở rộng đội tàu và mặt bằng giá cước thuê tàu cao.
Tàu của Tổng CTCP Vận tải Dầu khí - PVTrans (PVT) |
Tổng CTCP Vận tải Dầu khí - PVTrans (PVT) là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường vận tải Dầu khí tại Việt Nam, chiếm 100% thị phần vận tải dầu thô và LPG trong nước. Bên cạnh đó, PVT còn có đội tàu hoạt động rộng trên các tuyến hải trình quốc tế.
Mới đây, Chứng khoán VNDirect (VND) đã đưa ra khuyến nghị khả quan với cổ phiếu PVT với luận điểm đầu tư là lợi nhuận cốt lõi của PVTrans sẽ tăng trưởng kép 9,7% trong năm 2023-2025 nhờ việc mở rộng đội tàu và mặt bằng giá cước thuê tàu cao.
Lợi nhuận ròng quý 4/2022 của Tổng CTCP Vận tải Dầu khí - PVT tăng 3,8% so với cùng kỳ lên 206,8 tỷ đồng, giúp lợi nhuận ròng năm 2022 đạt mức kỷ lục 861 tỷ đồng, hoàn thành 105,8% dự phóng của chúng tôi.
Dự phóng kết quả kinh doanh của PVT |
Đồng thời, giá cước tàu chở dầu dự báo sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian tới do dòng chảy thương mại năng lượng toàn cầu đã được tái định hình sau cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine.
Nga hiện đang chuyển hướng xuất khẩu dầu thô/nhiên liệu sang các khách hàng châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ, khiến các chuyến đi dài hơn và gây áp lực lên TT tàu vận tải xăng dầu toàn cầu.
Theo Clarksons Research, cung – cầu thị trường tàu chở dầu thô về cơ bản vẫn sẽ không thay đổi. Với sự thay đổi trong dòng chảy năng lượng và nhu cầu của Trung Quốc phục hồi sau mở cửa, nhu cầu vận chuyển dầu thô được dự báo sẽ tăng lên trong khi các quy định mới về khí thải dự kiến sẽ gây lực lên lên nguồn cung tàu chở dầu thô đang hoạt động. Trong khi đó, triển vọng thị trường tàu chở nhiên liệu dường như sẽ tích cực hơn sau lệnh cấm mới nhất của EU đối với nhiên liệu từ Nga vào tháng 2 vừa qua, nhất là trong bối cảnh nguồn cung tàu chở nhiên liệu vốn đã bị thắt chặt trong năm 2023-2024 do số đơn đặt hàng thấp trong những năm gần đây. Vì vậy, chúng tôi kỳ vọng giá cước vận tải tàu chở dầu/nhiên liệu sẽ duy trì ở mức cao trong năm nay, mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp vận tải Dầu khí như PVT.
Trong khi, hầu hết đội tàu chở nhiên liệu của PVT (trong tổng số 16 tàu chở nhiên liệu với tổng tải trọng trên 280.000 DWT) đang hoạt động trên các tuyến quốc tế, qua đó có thể hưởng được mức giá cước tốt hơn trong môi trường giá cước thuê tàu tăng cao.
Bên cạnh đó, dù đã tích cực giải ngân vốn để trẻ hóa đội tàu trong vài năm qua, PVT vẫn sở hữu tình hình tài chính lành mạnh với vị thế tiền mặt ròng là 821 tỷ đồng và hệ số D/E thấp là 0,46 tại thời điểm cuối Q4/22.
VND xác định giá mục tiêu của PVT bằng phương pháp DCF |
Theo đó, VND dự phóng giá mục tiêu của PVT là 26.300 đồng/cp (cao hơn 35% so với thị giá đóng cửa phiên 24/2/2023) do tác động trái chiều của: (1) điều chỉnh tăng nhẹ dự phóng EPS năm 2023-25 lên 1,2%/0,6%/2,3%, (2) chuyển mô hình DCF sang năm 2023, và (3) nâng lãi suất phi rủi ro từ 3% lên 4% để phản ánh môi trường lãi suất cao. Giá mục tiêu của VND chỉ dựa theo phương pháp DCF thay vì kết hợp giữa 2 phương pháp DCF và hệ số P/E mục tiêu vì chúng tôi tin rằng phương pháp định giá DCF có thể phản ánh hiệu quả các khía cạnh cơ bản của công ty.
Mặt khác, rủi ro giảm giá có thể đến từ giá cước thuê tàu thấp hơn kỳ vọng và lãi suất cao hơn dự kiến.
Biến động cổ phiếu PVT so với thị trường |
Cổ phiếu đáng chú ý ngày 2/1: KBC, CTD, VNM 
Ước lãi 20.800 tỷ, một cổ phiếu ngân hàng được khuyến nghị MUA, kỳ vọng tăng 17%