Bất động sản

"Nấm bê tông" phía Tây Hà Nội

vietnamnet.vn 26/08/2023 - 09:08

Sự phát triển mạnh của các tòa nhà, khu chung cư khiến Hà Nội ngày nay có thể sánh ngang, thậm chí vượt qua nhiều thành phố lớn trên thế giới về mật độ cao ốc, nhưng mặt trái của nó là mang đến cho mọi người cảm giác chật chội, thiếu sức sống.

Trong quá trình đô thị hóa, khái niệm “rừng bê tông” (concrete jungle) vốn dùng để chỉ những khu đô thị hoặc khu dân cư có những tòa nhà được xây dựng từ bê tông hoặc các vật liệu tương tự với mật độ cao. Đặc biệt, những khu vực này thường không có nhiều cây xanh, mang đến cảm giác chật chội, thiếu sức sống.

Hình ảnh nhìn từ khu vực cầu Nhật Tân, cửa ngõ từ sân bay quốc tế Nội Bài ra vào trung tâm Thủ đô, từ trên cao có thể thấy rõ nhất sự dày đặc của các tòa nhà mọc như nấm.

Hơn 10 năm nay, phía Tây Hà Nội nhận được “làn sóng” đầu tư mạnh mẽ. Hàng loạt công trình giao thông lớn hình thành kéo theo sự phát triển mạnh về bất động sản. (Hình ảnh nhìn từ đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài).

Sự kết nối các tuyến đường mới mở, việc đi lại thuận tiện cũng là yếu tố giúp các dự án mở rộng ra xa khỏi trung tâm. (Hình ảnh khu vực Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm).

Trung Hòa - Nhân Chính, một trong những khu đô thị mở rộng đầu tiên của Hà Nội kể từ những năm 2000. Nơi đây, tuyến đường Lê Văn Lương huyết mạch kết nối trung tâm với phía Tây Nam Hà Nội rất "nổi tiếng" vì bị dư luận chỉ trích về việc chỉ dài 2km nhưng "cõng" đến 40 tòa cao ốc.

Theo thống kê của TP.Hà Nội vào năm 2021, có đến hơn 6.000 căn chung cư của các dự án bám theo 2km đường Lê Văn Lương. Có thể kể đến một số dự án như: 18T1 và 18T2 có 600 căn; Golden Palm có 450 căn hộ; Star City có 462 căn hộ; Hà Nội Center Point có 360 căn hộ… (Hình ảnh nhìn từ trên cao, đoạn trước cửa chính Trung tâm Hội nghị Quốc gia).

Tính đến đầu năm 2023, nội thành Hà Nội vẫn được tiếp tục thi công nhiều dự án trong đó 26 tòa nhà đã cất nóc (bao gồm 14 tòa trên 100m) và 64 tòa đang trong quá trình thi công. (Trong ảnh tuyến đường phía phải là phố Trung Kính, quận Cầu Giấy).

Theo một bài báo quốc tế, khái niệm "rừng bê tông" như một phép ẩn dụ, gợi lên những khía cạnh tồi tệ của cuộc sống đô thị hiện đại. Những cấu trúc lạnh lẽo được dựng lên bởi bê tông và sắt thép biến cả một khu cư dân thành một màu xám ngắt do thiếu ánh sáng tự nhiên, cây xanh và sự giao tiếp giữa người với người, cuộc sống của con người trở nên khắc nghiệt bởi quy hoạch thiếu thận trọng gây ra. Đó là vấn đề của nhiều thành phố lớn trên thế giới mà không riêng gì Hà Nội hay TP.HCM gặp phải. (Hình ảnh nhìn từ khu vực Mỹ Đình).

Đồng thời, khái niệm trên cũng vẽ nên bức tranh về cơn khát nhà đất đang diễn ra ở các thành phố lớn của các nhà đầu tư và sự lúng túng của chính quyền trong việc giải quyết các vấn đề về quy hoạch. (Hình ảnh nhìn từ đường Phạm Hùng).

Báo cáo quý III/2021 của Savills Việt Nam cho thấy, 5 năm qua, khu vực phía Tây luôn duy trì nguồn cung sơ cấp lớn nhất thị trường Hà Nội. Sự bứt phá về hạ tầng, với việc hoàn thành hàng loạt dự án giao thông trọng điểm đã tạo “đòn bẩy” kích thích đà tăng giá. Chung cư ở khu vực này đã có chu kỳ tăng giá liên tục 5 năm với mức tăng bình quân 10%/ năm. (Ảnh nhìn từ ngã tư Bưởi - Kim Mã).

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tín dụng bất động sản năm 2022 đã đạt 2,58 triệu tỷ VNĐ, tăng gần 25%, cao nhất trong vòng 5 năm qua. (Hình ảnh khu vực các tuyến đường Lê Văn Lương, Nguyễn Tuân nhìn từ ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến).

Bình Định sắp đấu giá khu đất hơn 7.000m2, dự kiến xây chung cư gần 3.200 tỷ đồng

Ngân hàng rao bán loạt chung cư, biệt thự tại khu đô thị cao cấp Hà Nội

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/nam-be-tong-phia-tay-ha-noi-2179236.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    "Nấm bê tông" phía Tây Hà Nội
    POWERED BY ONECMS & INTECH