Quốc tế

Nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới 3 lần từ chối Mỹ, 2 lần từ chối Nhật, kiên quyết chỉ giao dự án 660 tỷ NDT cho Trung Quốc

Thư Ý 01/01/2024 - 18:01

Một cường quốc đã chi 660 tỷ NDT để mời Trung Quốc xây siêu dự án quốc gia bằng công nghệ "Made in China" hiện đại nhất.


Kiên quyết với công nghệ “made in China”

Đức là một cường quốc công nghiệp toàn cầu và là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới. Tuy nhiên, dự án xây dựng đường sắt cao tốc của nước này vẫn gặp phải nhiều khó khăn. Do đó Đức đã ngỏ ý muốn các nước có công nghệ cao tham gia xây dựng đường sắt cao tốc. Ngay sau khi thông tin xuất hiện, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc đã ngay lập tức ngỏ ý muốn giúp đỡ.

Vì đây là công trình quốc gia nên Đức cần phải tính toán kỹ, Đức đã không trả lời ngay đề nghị của bất kỳ quốc gia nào. Sau đó, Mỹ đã lần nữa đề nghị với Đức để được xây siêu dự án này nhưng nước này đã từ chối.

Cuối cùng, Đức bất ngờ chi 660 tỷ NDT mời Trung Quốc tham gia xây dựng đường sắt cao tốc. Sau khi nhận được tin, cả Mỹ và Nhật Bản cũng muốn giành lại dự án này nhưng cuối cùng đều bị từ chối. Như vậy, Đức đã từ chối Nhật Bản 2 lần và từ chối Mỹ 3 lần liên tiếp.

Nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới 3 lần từ chối Mỹ, 2 lần từ chối Nhật, kiên quyết chỉ giao dự án 660 tỷ NDT cho Trung Quốc
Công nghệ đường sắt cao tốc của Trung Quốc rất phát triển

Nguyên nhân

Đức từ chối công nghệ đường sắt cao tốc của các nước như Nhật Bản, Mỹ và chọn công nghệ của Trung Quốc vì nhiều lý do. Đầu tiên là chi phí: chi phí cho công nghệ đường sắt cao tốc của Trung Quốc thấp hơn so với các nước như Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Điều này là do quá trình nghiên cứu, phát triển và sản xuất công nghệ đường sắt cao tốc của Trung Quốc đã tương đối phát triển. Chi phí lao động của Trung Quốc và các yếu tố khác cũng rất thuận lợi.

Thứ hai là vấn đề kỹ thuật, công nghệ đường sắt cao tốc của Trung Quốc đã đạt đến trình quốc tế về tốc độ, an toàn, tiện nghi… Chi phí bảo trì của công nghệ đường sắt cao tốc của Trung Quốc tương đối thấp.

Trong công nghệ đường sắt cao tốc, Trung Quốc hiện đang làm chủ 5 công nghệ lõi. Cụ thể, 5 công nghệ lõi này là công nghệ thiết kế đường sắt thông minh EMU, công nghệ xây dựng thông minh, công nghệ điều khiển tàu tự động, công nghệ cung cấp điện và công nghệ quan sát lộ trình.

Trong đó, công nghệ điều khiển tàu được Trung Quốc ứng dụng một loạt các công nghệ hiện đại nhất. Tàu cao tốc di chuyển với tốc độ cao hơn nhiều so với tàu thường nên cần có hệ thống điều khiển hoàn thiện hơn để đảm bảo an toàn.

Trung Quốc cũng đã phát triển một số lượng lớn thiết bị và công nghệ điều khiển tiên tiến chuyên dụng cho đường sắt tốc độ cao, bao gồm cả công nghệ điều độ tự động bằng máy tính. Nếu tàu cao tốc dừng đột ngột trên đường ray, nó sẽ tự động gửi tín hiệu đến hệ thống điều độ đường sắt và hệ thống sẽ đánh dấu đoạn đường và đóng lại để ngăn các đoàn tàu khác đi vào, đảm bảo không xảy ra sự cố khi hệ thống tàu đang hoạt động.

Ngoài ra, tàu đường sắt cao tốc của Trung Quốc cũng sử dụng thiết bị và công nghệ chống nhiễu tiên tiến để chống chọi lại thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị.

Công nghệ đường sắt cao tốc của Trung Quốc có lợi thế về cả chi phí và công nghệ, việc lựa chọn công nghệ đường sắt cao tốc của Trung Quốc có thể giảm chi phí cho các dự án đường sắt cao tốc của Đức và nâng cao khả năng cạnh tranh của các dự án đường sắt cao tốc của Đức.

>> Trung Quốc phát triển được cỗ máy siêu việt giá rẻ bằng 1/5 quốc tế, giải bài toán khiến kỹ sư Mỹ đau đầu suốt mấy chục năm

Một tỉnh ở Trung Quốc có GRDP áp sát Indonesia, vượt cả nước châu Âu, đủ sức ‘lấn át’ nhiều nền kinh tế trên thế giới

Kỳ tích kỹ thuật của Trung Quốc: Tuyến đường sắt được mệnh danh là ‘con rồng thép trên nóc nhà thế giới’

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nen-kinh-te-lon-thu-4-the-gioi-3-lan-tu-choi-my-2-lan-tu-choi-nhat-kien-quyet-chi-giao-du-an-660-ty-ndt-cho-trung-quoc-217938.html
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới 3 lần từ chối Mỹ, 2 lần từ chối Nhật, kiên quyết chỉ giao dự án 660 tỷ NDT cho Trung Quốc
    POWERED BY ONECMS & INTECH