Xã hội

Ngôi điện ở miền Trung được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương sắp mở cửa đón khách trở lại

Mộng Kha 21/10/2024 16:56

Sau gần 3 năm trùng tu với tổng kinh phí 128 tỷ đồng, ngôi điện này đang bước vào giai đoạn hoàn thiện cuối cùng.

Sau gần 3 năm trùng tu với tổng kinh phí 128 tỷ đồng, điện Thái Hòa - ngôi điện quan trọng nhất trong khu vực Hoàng thành Huế đang bước vào giai đoạn hoàn thiện cuối cùng, chuẩn bị đón khách tham quan.

Ngôi điện ở miền Trung được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương sắp mở cửa đón khách trở lại - ảnh 1
Điện Thái Hòa trùng tu với tổng kinh phí 128 tỷ đồng (Ảnh: Internet)

Theo Báo Giao Thông, hiện tại công tác tu bổ điện Thái Hòa đã gần như hoàn tất các hạng mục ngoại thất. Bên trong, đặc biệt là khu vực chánh điện, đội ngũ thợ thủ công lành nghề cùng các nhân công đang gấp rút hoàn thiện những phần việc còn lại.

Ngôi điện ở miền Trung được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương sắp mở cửa đón khách trở lại - ảnh 2
Hiện tại công tác tu bổ điện Thái Hòa đã gần như hoàn tất các hạng mục ngoại thất (Ảnh: Chuyên trang Sài Gòn Tiếp Thị)

Được biết, điện Thái Hòa là công trình quan trọng nhất trong Hoàng thành Huế và được xem là biểu tượng của triều Nguyễn. Đây là nơi đặt ngai vàng và cũng là nơi tổ chức các nghi lễ quan trọng của triều đình trong suốt 143 năm triều Nguyễn tồn tại.

Ngôi điện ở miền Trung được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương sắp mở cửa đón khách trở lại - ảnh 3
Điện Thái Hòa là công trình quan trọng nhất trong Hoàng thành Huế và được xem là biểu tượng của triều Nguyễn (Ảnh: Chuyên trang Sài Gòn Tiếp Thị)

Cụ thể, điện Thái Hòa được vua Gia Long cho xây dựng lần đầu vào năm 1805 tại khu vực Đại Cung Môn và sau đó được vua Minh Mạng xây dựng lại vào năm 1833 tại vị trí hiện nay. Công trình này không chỉ có ý nghĩa lịch sử, mà còn là di sản kiến trúc đặc biệt, với hệ thống văn thơ trang trí theo phong cách "nhất thi, nhất họa" đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trải qua nhiều lần tu bổ, nhưng trước sự khắc nghiệt của thời gian và khí hậu, điện Thái Hòa đã xuống cấp nghiêm trọng. Chính vì thế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt dự án trùng tu tổng thể với mức đầu tư hơn 128 tỷ đồng. Dự án được khởi động vào tháng 11/2021 và dự kiến hoàn thành vào tháng 8/2025.

Ngôi điện ở miền Trung được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương sắp mở cửa đón khách trở lại - ảnh 4
Ngôi điện ở miền Trung được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương sắp mở cửa đón khách trở lại - ảnh 5
Các công đoạn trùng tu cuối cùng đang được hoàn thiện (Ảnh: Chuyên trang Sài Gòn Tiếp Thị)

Theo thông tin trên Báo Giao Thông, điện Thái Hòa hiện đang trong giai đoạn nước rút. Theo kế hoạch, điện sẽ được khánh thành và mở cửa đón khách vào cuối tháng 11/2024, đánh dấu sự trở lại của một trong những di tích quan trọng nhất của Cố đô Huế.

>> Rừng ngập mặn ở Huế chuyển màu vàng ươm, đẹp như ở trời Âu

Cung điện trăm tỷ được chọn là điểm khai mạc Festival Huế 2024: Nơi ở của hai vị vua cuối cùng triều Nguyễn, chứa nhiều cổ vật quý giá

Việt Nam có một danh thắng thiên nhiên được công nhận đẹp nhất thế giới, cách TP. Huế chỉ 60km, được ví là 'chốn bồng lai tiên cảnh' hội tụ đủ cả sông, núi, biển

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/ngoi-dien-o-mien-trung-duoc-unesco-cong-nhan-la-di-san-tu-lieu-thuoc-chuong-trinh-ky-uc-the-gioi-khu-vuc-chau-a-thai-binh-duong-sap-mo-cua-don-khach-tro-lai-128628.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Ngôi điện ở miền Trung được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương sắp mở cửa đón khách trở lại
    POWERED BY ONECMS & INTECH