Nhận định giá dầu tuần 13 - 17/6

13-06-2022 08:16|Thiên Ban

Chốt tuần trước, giá dầu Brent tăng 1,8%, dầu WTI tăng 1,8%.

Trong phiên giao dịch ngày 10/6, giá dầu Brent tại London giảm 1,14 USD, tương đương 0,9%, xuống còn 121,93 USD/thùng. Chốt tuần, giá dầu Brent vẫn tăng 1,8% và 9% trong khoảng thời gian 1 tháng vừa qua.

Trong ngày 8/6, giá dầu Brent chạm ngưỡng 124,28 USD/thùng, mức cao nhất trong vòng hơn 3 tháng, tiến gần tới ngưỡng 130 USD/thùng, đỉnh 14 năm, ghi nhận trong ngày 9/3 trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine làm chao đảo thị trường năng lượng toàn cầu. Chỉ tính trong năm 2022, giá dầu Brent tăng tới 57%.

Cũng trong ngày thứ 6, giá dầu WTI trên sàn New York giảm 1,04 USD, tương đương 0,8%, xuống 120,47 USD/thùng. Trong ngày 8/6, WTI cũng chạm ngưỡng đỉnh hơn 3 tháng 123,15 USD/thùng. Chốt tuần, giá dầu WTI tăng 1,8% và 18% trong vòng 7 tuần gần nhất. Giá dầu WTI đã tăng hơn 60% trong năm 2022.

Tại Mỹ, giá xăng bình quân trên phạm vi cả nước lần đầu tiên vượt ngưỡng 5 USD/gallon, theo báo cáo của Hiệp hội ô tô quốc gia này. Trong tuần trước, giá xăng tăng 0,19 USD, và 1,93% so với cùng kỳ năm 2021.

Tại nhiều bang, giá xăng ghi nhận ở ngưỡng cao hơn nhiều so với mức trung bình cả nước. Những địa phương có giá xăng đắt đỏ nhất nước Mỹ bao gồm California (6,34 USD/gallon), Nevada (5,49 USD/gallon), Hawaii (5,47 USD/gallon), Oregon (5,41 USD/gallon), Washington và Illinois (5,40 USD/gallon), Alaska (5,37 USD/gallon), Washington, D.C. (5,06 USD/gallon) và Michigan (5,05 USD/gallon).

Nhiều người cho rằng giá xăng tăng lên là bởi giá dầu, nhưng nguyên nhân lớn nhất đứng đằng sau đà tăng giá nhiên liệu có thể sẽ khiến họ bất ngờ. Công suất lọc dầu của Mỹ, cũng như toàn cầu, không thể đáp ứng đủ nhu cầu

Giá dầu mỏ chiếm khoảng một xăng, và hiện tại tiệm cận ngưỡng cao nhất kể từ năm 2008 do nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu tăng vọt.

Giá dầu giảm sâu trong năm 2020 trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới phong tỏa biên giới phòng dịch Covid-19 khiến nhu cầu dầu mỏ giảm sút nghiêm trọng. Hiện tại, các quốc gia đang đẩy mạnh khai thác dầu khi dịch bệnh dần qua đi, khi nhu cầu dầu mỏ phục hồi một cách nhanh chóng. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, trong tuần trước thống nhất tăng nhẹ sản lượng. Thông tin này có thể sẽ giúp cản đà tăng nhanh của giá dầu, nhưng không thể giúp kéo giảm giá xăng.

Khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát và các quốc gia “đóng cửa”, nhu cầu xăng dầu toàn cầu giảm xuống, do đó, nhiều doanh nghiệp lọc dầu buộc phải dừng hoạt động nhiều nhà máy của họ. Một số khác bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thời tiết cực đoan. Khi cuộc xung đột Ukraine xảy ra, nhiều nhà máy lọc dầu của Nga cũng đã dừng hoạt động.

Tất cả những nguyên nhân trên khiến cho công suất lọc dầu trên toàn cầu giảm sút. Các nhà máy lọc dầu hiện đang “chạy đua” hết công suất, nhưng không thể đáp ứng nhu cầu tăng cao. Biên lợi nhuận của các doanh nghiệp lọc dầu đang không ngừng tăng lên”, theo John Mayes, Phó chủ tịch công ty năng lượng Turner, Mason.

Các doanh nghiệp lọc dầu tỏ ra ngần ngại trong quyết định mở cửa lại hoặc đầu tư mở rộng sản xuất vì đây là một quá trình tốn kém về cả tài chính lẫn thời gian. Trong khi đó, triển vọng nhu cầu nhiên liệu trong tương lai không được đảm bảo vì sự phát triển vượt bậc của các dòng xe chạy điện.

Giá nhiên liệu tăng cao góp phần đẩy lạm phát tại Mỹ lên đỉnh hơn 40 năm trong tháng 5 vừa qua. Sau khi dữ liệu lạm phát được công bố, nhiều người lo ngại Cục Dự trữ liên bang Mỹ sẽ mạnh tay hơn trong kế hoạch siết chặt chính sách tiền tệ, làm gia tăng rủi ro suy thoái đối với nền kinh tế số 1 thế giới. Nếu như điều đó xảy ra, nhu cầu sử dụng dầu được dự báo sẽ sụt giảm mạnh.

Ở bên kia Thái Bình Dương, thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đang đối mặt với một đợt bùng dịch Covid-19 mới liên quan tới một quán bar, theo chính quyền thành phố. Trong khi đó, thành phố Thượng Hải cũng đã cho khởi động một chiến dịch xét nghiệm trên diện rộng sau khi số ca lây nhiễm Covid-19 liên quan tới một tiệm cắt tóc tăng vọt.

Theo đó, người dân tại 15/16 quận trực thuộc thành phố Thượng Hải phải thực hiện xét nghiệm Covid-19 trong cuối tuần vừa qua. 5 quận yêu cầu người dân không được rời khỏi nhà trong chiến dịch xét nghiệm này. Một quan chức thành phố cho biết tất cả người dân sẽ được xét nghiệm ít nhất một lần bằng phương pháp PCR/tuần trong giai đoạn từ này tới ngày 31/7. Trước đó, chính quyền 2 quận tại Bắc Kinh cũng cho đóng cửa một số khu vui chơi, giải trí.

Sau một thời gian ngắn mở cửa và nới lỏng nhiều biện pháp phòng dịch, nhiều người nhận định kinh tế Trung Quốc đã bước sang một chương phát triển mới, nhưng những ca bệnh xuất hiện trong một vài ngày gần đây khiến họ lo ngại các lệnh phong tỏa sẽ được tái áp dụng trên diện rộng. Giá dầu giảm trong hai ngày 9-10/6 một phần vì những lo lắng liên quan tới triển vọng nhu cầu sử dụng dầu tại quốc gia đông dân nhất thế giới.

Sunil Kumar Dixit, Giám đốc chiến lược kỹ thuật tại skcharting.com, nhận định giá dầu WTI đang trong “một giai đoạn giảm điểm tiềm tàng” thông qua phân tích mô hình nến DOJI.

Trong tuần tới, Dixit nhận định nếu thủng ngưỡng 120 USD/thùng, giá dầu có thể tụt xuống ngưỡng 118 USD/thùng hoặc 115 USD/thùng. Trong khi đó, dư địa tăng điểm không có nhiều và nếu duy trì trên ngưỡng 120 USD/thùng, giá dầu WTI có thể tăng lên 121,50 USD/thùng.

“Chúng tôi không nhận thấy nhiều khả năng giá dầu sẽ kiểm chứng lại ngưỡng 123 USD/thùng”, ông chia sẻ.

Ngày mai giá xăng dầu giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 23/12: tăng nhẹ

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nhan-dinh-gia-dau-tuan-13-176-135149.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Nhận định giá dầu tuần 13 - 17/6
    POWERED BY ONECMS & INTECH