Sau khi đưa toàn bộ số tiền tiết kiệm cho con trai cầm hộ, bà lão cảm thấy vô cũng hối hận về quyết định của bản thân.
* Câu chuyện của bà Qing (90 tuổi, Trung Quốc) nhận được nhiều chú trên nền tảng Toutiao:
Bà Qing, 90 tuổi, sống tại thành phố Nam Kinh, tỉnh Qing Tô, Trung Quốc. Bà và chồng có 2 người con: con trai tên Tô Gia và con gái tên Tiểu Hân. Khi con trai 17 tuổi, chồng bà qua đời vì bệnh nặng. Qua nhiều năm làm việc chăm chỉ, vợ chồng bà tiết kiệm được 170.000 NDT (khoảng 550 triệu đồng).
Khi bước sang tuổi 90, bà Qing lo lắng về việc giữ tiền nên đã nhờ con trai  Tô Gia giữ hộ số tiền này để dùng khi cần. Bà chuyển đến sống với con gái để tiện chăm sóc và có người bầu bạn. Chẳng bao lâu sau, bà Qing lâm bệnh và phải nhập viện. Con gái khuyên bà nên lấy một phần trong số tiền 170.000 NDT gửi con trai để chi trả viện phí và thuốc thang.
Bà Qing nhận thấy con gái đã chăm sóc mình trong thời gian bị bệnh nên không muốn con phải chi thêm tiền, vì vậy, bà yêu cầu con trai Tô Gia đưa trước 50.000 NDT. Tuy nhiên, Tô Gia nhiều lần viện lý do đã chuyển tiền cho con gái  giữ nên không tiện lấy lại. Bà Qing chủ động gọi điện cho cháu gái nhưng cũng bị từ chối.
Nhận thấy con trai không có ý định trả lại tiền, bà Qing vô cùng tức giận. Vào tháng 9/2021, bà đến Tòa án Nhân dân quận Cổ Lâu (Nam Kinh, Giang Tô, Trung Quốc) để nộp đơn kiện, yêu cầu con trai trả lại toàn bộ số tiền 170.000 NDT mà anh đã cầm.
Tại phiên tòa, Tô Gia thừa nhận đã được mẹ tặng số tiền 170.000 NDT, cho và nói rằng bà hay quên và không có khả năng tự giữ số tiền lớn như vậy. Anh cũng khẳng định đã chăm sóc mẹ trong thời gian bà nằm viện nên việc được nhận số tiền này là hợp lý. Trong khi đó, người em gái không bênh vực anh trai, lập tức phản bác. Cô cho biết mình mới là người chính thức chăm sóc mẹ khi ốm nặng, còn anh trai chỉ gửi thêm tiền hỗ trợ và thỉnh thoảng mới đến thăm.
Dựa trên lời khai của các bên và thông tin thu thập được, tòa án nhận định việc bà Qing giao 170.000 NDT cho con trai Tô Gia giữ hộ là một thỏa thuận miệng, không có giấy tờ chứng minh. Tô Gia khai rằng số tiền này là do mẹ tặng nhưng không cung cấp được bằng chứng thuyết phục, vì vậy tòa án không chấp nhận. Cuối cùng, tòa ra phán quyết rằng bà Qing có quyền yêu cầu con trai trả lại số tiền đã gửi. Tô Gia phải tuân thủ yêu cầu này và hoàn trả tiền cho mẹ.
Qua câu chuyện của gia đình bà Qing ở Nam Kinh, các luật sư khuyến cáo người già khi giao tài sản cho con cái  giữ thay nên có thỏa thuận bằng văn bản rõ ràng về quyền sở hữu và cách thức bảo quản tài sản. Điều này sẽ giảm thiểu các tranh chấp không đáng có sau này và giúp gia đình giữ được sự hòa thuận và hạnh phúc.
Theo Toutiao