Những doanh nhân tuổi Mão lừng danh trên thương trường Việt

23-01-2023 10:00|Mộc Trà

Người tuổi Mão thường được nhìn nhận là mưu trí, nhiệt tình, nhanh gọn nên họ dễ thành công xuất sắc ở nhiều ngành nghề dịch vụ.

Tuổi Mão đứng thứ 4 trong 12 con giáp, được xem là một trong những con giáp thông minh, nhanh nhẹn. Người tuổi Mão thường làm nên nghiệp lớn trong nhiều lĩnh vực. 10% người giàu nhất thế giới được sinh ra vào các năm này. Tại Việt Nam, có rất nhiều doanh nhân cầm tinh còn mèo đã thành công và vang danh trong nhiều lĩnh vực.

Chủ tịch Masan Group Nguyễn Đăng Quang

ong-nguyen-dang-quang.jpg

Năm Quý Mão 2023 cũng là lần thứ 3 liên tiếp doanh nhân tuổi Mão Nguyễn Đăng Quang nằm trong danh sách tỷ phú của tạp chí Forbes. Ông hiện đang sở hữu khối tài sản 1,9 tỉ USD, đứng vị trí 1.597. Đây là kết quả của sự vận động không ngừng trong điều hành của người đứng đầu Masan Group với tầm nhìn chiến lược, quyết định thức thời dựa trên nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi sau dịch bệnh.

Tính cách đặc trưng của những doanh nhân tuổi Mão là vậy, luôn có quyết định thận trọng từ phân tích chiến lược, kỹ lưỡng. Do đó, từ nền tảng là hệ thống phân phối hiện đại, Masan Group xây dựng hệ sinh thái khép kín trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) gồm các công ty con Masan Consumer Holdings (mì gói, gia vị), Masan MEATLife (chăn nuôi, chế biến thịt) và hệ thống bán lẻ WinCommerce (WCM).

Dù có lợi thế của ngành hàng FMCG nhưng năm Quý Mão 2023 dự báo là năm không thuận buồm xuôi gió khi kinh tế thế giới vẫn đang trong tình trạng khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, sự cạnh tranh trên thị trường bán lẻ ngày càng gay gắt.

CEO CTCP gỗ Đức Thành Lê Hồng Thắng

ceo-ctcp-go-duc-thanh-le-hong-thang.jpg

Doanh nhân Lê Hồng Thắng sinh năm 1975, tuổi Ất Mão. Ông tiếp nhận điều hành doanh nghiệp lớn trong ngành gỗ từ chị gái Lê Hải Liễu với rất nhiều thành công. Áp lực của CEO Lê Hồng Thắng còn lớn hơn khi vừa vào “ghế nóng” chưa lâu, khủng hoảng kinh tế năm 2018 bùng nổ. Thử thách lớn thử sức tướng tài. Cũng giống như những doanh nhân “đàn anh” tuổi Mão, trong thời điểm khó khăn đó, ông Lê Hồng Thắng tỉnh táo, khéo léo và linh hoạt “chèo lái” công ty vượt sóng đảm bảo mục tiêu và tốc độ tăng trưởng.

Người tuổi Mão được đánh giá là có tư duy chiến lược. Với CEO Lê Hồng Thắng, tư duy chiến lược gắn liền với cuộc khủng hoảng. Sản xuất kinh doanh mặt hàng nhạy cảm với sự biến động của tình hình chính trị và kinh tế thế giới, phải va đập với khủng hoảng là điều khó tránh. Tuy nhiên, thay vì bất an lúng túng, CEO Lê Hồng Thắng chọn cách đối mặt và tìm cơ hội trong khủng hoảng.

Qua đợt khủng hoảng, “lưng vốn” của công ty gỗ Đức Thành lại đầy đặn thêm, thị trường xuất khẩu mở rộng còn thị trường nội địa được khai thác hiệu quả hơn để rủi ro được chia sẻ.

Chủ tịch kiêm CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng

ceo-nguyen-tu-quang-bphone-3.jpg

Ông Nguyễn Tử Quảng sinh năm Ất Mão 1975, tại xã Ninh Nhất huyện Hoa Lư, nay thuộc thành phố Ninh Bình tỉnh Ninh Bình. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Nguyễn Tử Quảng học khối phổ thông chuyên toán trường Đại học Sư phạm Hà Nội và sau đó trở thành sinh viên Khoa Công nghệ Thông tin trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Năm 1995, Nguyễn Tử Quảng bắt đầu thực hiện các chương trình chống virus khi đang là sinh viên năm thứ ba Khoa công nghệ thông tin Tháng 12/2001, thành lập Trung tâm Phần mềm và Giải pháp an ninh mạng (Bkis) dưới sự bảo trợ của Đại học Bách khoa Hà Nội với chín thành viên khác, và trở thành giám đốc của Trung tâm này.

Năm 2003, ông được Tạp chí EChip phong tặng danh hiệu Hiệp sĩ Công nghệ thông tin.Hiện, ông Nguyễn Tử Quảng là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của BKAV, thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội, nguyên là Giảng viên của Viện Công nghệ thông tin, Đại học Bách khoa Hà Nội.

Chủ tịch Intracom Group Nguyễn Thanh Việt

chu-tich-intracom-group-nguyen-thanh-viet.jpg

Lăn lộn trên thương trường gần 30 năm, doanh nhân Nguyễn Thanh Việt được biết với cái tên quen thuộc và gần gũi: "cá mập" ông nội - Shark Việt khi bắt đầu ngồi “ghế nóng” chương trình Thương vụ bạc tỷ mùa 4. Ông hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông Intracom.

Shark Việt sinh ra và lớn lên tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, hiện đang sống tại Hà Nội. Trước khi khởi nghiệp năm 40 tuổi, ông từng có 16 năm công tác tại Công ty Sông Đà, nắm giữ nhiều vị trí quan trọng như: Giám đốc xí nghiệp, Phó Giám đốc và Giám đốc công ty...

Năm 2001, Shark Việt cộng tác với một người bạn thành lập Công ty Đầu tư và Phát triển Hà Nội Handico. Một năm sau, ông quyết định tách ra thành lập công ty riêng - Công ty Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông Intracom hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng và y tế... Công ty Intracom của Shark Việt là một trong nhũng công ty lớn mạnh nhất Việt Nam về xây dựng, cơ sở hạ tầng, thuỷ điện...

Trong sự nghiệp kinh doanh của mình, Shark Việt cũng từng để lại ấn tượng với phát ngôn: doanh nhân để lại cho đời không phải là bao nhiêu tiền mà là giá trị nhân văn. Do vậy, phần nhiều các lĩnh vực Intracom đầu tư rót vốn là các dự án vì cộng đồng như y tế, năng lượng tái tạo, công nghệ thân thiện với môi trường.

Chủ tịch tập đoàn Hoa Sen Lê Phước Vũ

chu-tich-tap-doan-hoa-sen-le-phuoc-vu.jpg

Ông Lê Phước Vũ sinh năm 1963, tuổi Quý Mão. Khởi nghiệp từ sớm, doanh nhân người Quảng Nam chưa kịp “dắt lưng” tấm bằng đại học. Tuy nhiên, với ý chí cầu tiến và nghị lực chống đỡ mọi tình huống một cách mạnh mẽ đặc trưng của người sinh năm Quý Mão, ông Lê Phước Vũ đã đưa CTCP Hoa Sen có quy mô nhỏ, số nhân viên ít ỏi trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu tôn thép.

“Lửa thử vàng, gian nan thử sức” dường như ứng nghiệm với ông Lê Phước Vũ trong hơn 2 thập kỷ điều hành và phát triển của tập đoàn Hoa Sen. Đó là thời điểm kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng năm 2008, tập đoàn đứng trước bờ vực phá sản. Với sự quyết đoán của một người lãnh đạo, ông Lê Phước Vũ có quyết định táo bạo: bán tháo sản phẩm tồn kho rồi mua lại với giá rẻ hơn. Chớp được cơ hội này, tập đoàn Hoa Sen không những đã thoát hiểm ngoạn mục mà còn kiếm thêm được khoản lợi nhuận gần 1.000 tỷ đồng trong khủng hoảng.

14 năm sau, năm 2022 suy thoái kinh tế thế giới quay trở lại khiến ngành thép lao đao và tập đoàn Hoa Sen cũng không phải là ngoại lệ. Dù đã cố gắng tiết giảm chi phí nhưng do kinh doanh dưới giá vốn, trong báo cáo quý 4 niên độ 2021-2022, tập đoàn công bố chịu lỗ 886,98 tỷ đồng. Triển vọng tài chính năm 2023 của tập đoàn cũng như ngành thép dự báo chưa thể khởi sắc trong những tháng đầu năm Quý Mão này.

Chủ tịch FPT Digital Hoàng Việt Anh

chu-tich-fpt-digital-hoang-viet-anh.jpg

Ông Hoàng Việt Anh sinh năm 1975, tốt nghiệp khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 1996. Ông Hoàng Việt Anh được đánh giá là thế hệ cao thủ “đời thứ hai” của ngành phần mềm FPT. Năm 1998, lần đầu tiên FPT tổ chức thi Trạng nguyên và vị CEO sinh năm 1975 này đã ghi tên mình trên bảng Vàng giải thưởng. Còn chú rùa có gắn tên ông Hoàng Việt Anh sau đó được trưng bày tại Bảo tàng FPT.

Là một trong những thành viên tham gia xây dựng và phát triển FPT Software từ những ngày đầu thành lập, CEO Hoàng Việt Anh đã đảm trách nhiều vị trí quan trọng tại công ty này như: giám đốc FPT Software Asia Pacific; giám đốc FSU1; phó tổng giám đốc kiêm giám đốc điều hành FPT Software rồi tổng giám đốc FPT Software (8/2015). Tháng 3/2018, ông được bổ nhiệm chức tổng giám đốc FPT Telecom (FOX). Từ tháng 2/2021, ông Việt Anh được bầu giữ chức chủ tịch FPT Digital.

Cựu Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết

trinh-van-quyet.jpg

Trước khi bị khởi tố và bắt tạm giam với cáo buộc thao túng thị trường chứng khoán, ông Trịnh Văn Quyết từng là một trong những tỷ phú nổi danh trên thương trường. Ông Quyết từng là Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn FLC, Tổng Giám đốc Công ty Luật SmiC và là nhà sáng lập, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Hãng hàng không Bamboo Airways.

Ngay từ khi còn là sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội, ông đã thành lập văn phòng gia sư, sau đó là mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh điện thoại.

Năm 24 tuổi, ông Quyết thành lập CTCP Vietnam Trade Corp, kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Tiếp đó, ông mở công ty chuyên về tư vấn và giám sát đầu tư, lấy tên là SMiC, rồi mở tiếp Văn phòng luật SMiC (2001). Đến năm 2008, ông Quyết thành lập công ty quan trọng nhất của mình - Công ty TNHH Đầu tư Trường Phú Fortune, với vốn điều lệ ban đầu là 18 tỷ đồng. Đơn vị này sau đó đổi tên là FLC Group.

Quý 4/2011, FLC Group chính thức niêm yết trên sàn HNX. 1 năm sau, công ty tiến hành sáp nhập FLC Land, tăng vốn điều lệ từ 170 tỷ lên 772 tỷ đồng. Kể từ đó, FLC mở rộng đầu tư bất động sản bằng việc thâu tóm và phát triển một loạt dự án tại Hà Nội cũng như xây dựng những khu nghỉ dưỡng có tổng mức đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng tại các địa phương khác.

Chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm, từ một công ty nhỏ, FLC vươn lên thành "đại gia" trên thị trường bất động sản. Đồng thời, ông Trịnh Văn Quyết cũng trở thành một trong những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong suốt một thời gian dài.

Bắt cặp vợ chồng doanh nhân lừa đảo chiếm đoạt 100 tỉ đồng

Phạt tù nữ doanh nhân 'bảo kê' xe tải vi phạm

Bài thuộc chủ đề Tài chính
Theo Kiến Thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nhung-doanh-nhan-tuoi-mao-lung-danh-tren-thuong-truong-viet-166655.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Những doanh nhân tuổi Mão lừng danh trên thương trường Việt
    POWERED BY ONECMS & INTECH