Những lỗi khi lái xe tưởng nhỏ nhưng mức phạt rất lớn, lên đến tiền triệu ai cũng nên lưu ý
Nhiều người thắc mắc liệu người ngồi sau xe máy cầm ô hay vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại có vi phạm pháp luật không. Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định rõ những hành vi bị cấm đối với người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông là: mang vác vật cồng kềnh; sử dụng ô; bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác; đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Đặc biệt, với hành vi người ngồi trên xe máy  sử dụng ô dù sẽ bị phạt theo quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể, phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với người điều khiển xe chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù).
Ngoài ra, nếu hành vi chở người ngồi trên xe sử dụng ô dù mà gây tai nạn giao thông thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe  từ 2 - 4 tháng.
Đối với hành vi người lái xe máy sử dụng điện thoại  khi lái xe, mức phạt như sau: phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
Ngoài phạt tiền, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng nếu thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn giao thông.
>>Chính thức từ tháng 1/2025, người lái xe máy lưu ý 4 trường hợp 'chở 3' mà không bị phạt