Những nhóm người ‘đại kỵ’ với nước cam
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể uống được nước cam.
Theo Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ từ Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM - Cơ sở 3, mỗi 100g quả cam chứa 87,6g nước, 104 microgram carotene (một loại vitamin chống oxy hóa), 30mg vitamin C, 93mg kali, 26mg canxi, 9mg magnesium, 0,3g chất xơ, 4,5mg natri, 7 mg chromium, 20mg phốt pho, 0,32mg sắt, và có giá trị năng lượng là 48 kcal.
Lượng vitamin C  cao trong cam có thể hỗ trợ kích thích sản xuất các tế bào trắng, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Cam đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm, chống khối u, ức chế đông máu và có khả năng chống oxy hóa mạnh.
Ngoài ra, nước cam cũng cung cấp vitamin A, đồng, folate, vitamin B1 và các chất dinh dưỡng khác, giúp duy trì hoạt động tối ưu của hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài.
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể uống được nước cam. Dưới đây là những người không nên uống nước cam:
Người mắc bệnh tiểu đường : Nước cam có hàm lượng đường cao, có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu  của người bệnh tiểu đường.
Người có vấn đề về tiêu hóa : Nước cam có tính axit cao, có thể gây kích ứng dạ dày và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh tiêu hóa như ợ nóng, trào ngược axit,…
Người đang sử dụng một số loại thuốc : Nước cam có thể tương tác với một số loại thuốc, làm giảm hiệu quả hoặc tăng nguy cơ tác dụng phụ.
Người ợ nóng, trào ngược axit : Nước cam có tính axit cao, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ợ nóng, trào ngược axit.
Người bị sỏi thận : Nước cam có hàm lượng oxalate cao, có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
>> Nước cam rất giàu vitamin C nhưng lúc nào không nên uống?
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn uống nước cam suốt 40 ngày? 
6 thực phẩm ‘đại kỵ’ ăn cùng rượu bia, cần thận trọng kẻo rước độc vào người