Những siêu đô thị đẹp như trong phim khoa học viễn tưởng không chỉ xuất hiện trong phim thực chất đang được xây dựng trên toàn thế giới.
Thành phố Woven, Nhật Bản
Khu đô thị này đang được xây dựng dưới chân núi Phú Sĩ, ban đầu dự kiến sẽ là nơi sinh sống của khoảng 360 cư dân và sau đó sẽ tăng lên ít nhất 2.000 người. Việc xây dựng Giai đoạn 1 của Woven City sẽ hoàn thành vào mùa hè năm 2024.
Được gọi là "phòng thí nghiệm sống" (living laboratory) cho các công nghệ mới, Woven City là dự án do công ty con của Toyota là Woven Planet phát triển và sẽ trở thành thành phố có thể lập trình đầu tiên trên thế giới. Các đổi mới này bao gồm robot phục vụ đời sống con người, công nghệ cảm biến AI để theo dõi sức khỏe của người dân và các phương tiện tự lái dành cho cung cấp hàng hóa. Năng lượng sẽ được cung cấp chủ yếu bằng pin nhiên liệu hydro và năng lượng mặt trời.
Nusantara, Indonesia
Các kế hoạch quy hoạch cho đến nay đã cho thấy một siêu đô thị  rộng lớn ở Indonesia, với các tuyến đường thủy và không gian xanh xen kẽ. Các quan chức cho biết 75% diện tích đất sẽ được bảo tồn cho thiên nhiên. Thành phố Nusantara được dự định là thủ đô mới của Indonesia và dự kiến sẽ được khai trương vào ngày 17/8/2024, cùng với ngày Quốc khánh Indonesia. Thành phố này sẽ thay thế Jakarta - thủ đô hiện tại của quốc gia.
Thành phố Nusantara được xây dựng tại bờ biển phía đông của đảo Borneo, thuộc tỉnh East Kalimantan. Dự án dự kiến có diện tích khoảng 2.560km2, được bao quanh bởi những cảnh quan đồi núi, rừng và một vịnh tự nhiên. Dự án này được ước tính trị giá 523 nghìn tỷ rupiah (tương đương 35 tỷ USD) và sẽ hoàn thành trong 5 giai đoạn.
The Line, siêu đô thị Neom, Saudi Arabia
Tại vùng sa mạc của Saudi Arabia, Chính phủ nước này đã khởi công một dự án đầy tham vọng trị giá 1.000 tỷ USD để xây dựng siêu đô thị của tương lai Neom, trong đó nổi bật với khu dân cư The Line.
Nếu hoàn thành, The Line sẽ có chiều dài hơn 120km với các tòa nhà chọc trời bằng kính, sông nhân tạo và thậm chí có cả một khu nghỉ dưỡng trượt tuyết nhân tạo. Siêu dự án này được lên ý tưởng bởi Thái tử Mohammed bin Salman và đồn đại sẽ có cả robot và hệ thống trí tuệ nhân tạo phục vụ mọi sở thích của khoảng 9 triệu cư dân tương lai.
Tuy nhiên, cũng có những nghi ngờ về tính khả thi của dự án do chi phí khổng lồ và những thách thức hậu cần đáng kể khi xây dựng một đô thị xa hoa ở một trong những vùng đất khắc nghiệt nhất thế giới. Công trình dự kiến hoàn thành năm 2026.
Oceanix Busan, Hàn Quốc
Oceanix Busan là một thành phố nổi khác, được Chính phủ Hàn Quốc thành lập nhằm giải quyết vấn đề nghiêm trọng về thiếu đất xung quanh thành phố Busan, ước tính sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi tác động của biến đổi khí hậu trở nên rõ ràng hơn trong tương lai.
Dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2025, với sự hỗ trợ từ Liên Hiệp Quốc như một nguyên mẫu cho việc thực hiện các sáng kiến tương tự trên toàn cầu. Các nhà phát triển cũng tuyên bố rằng "thành phố nổi  sẽ tự tạo ra 100% năng lượng cần thiết", và mỗi khu vực sẽ "xử lý và tái tạo nước của riêng mình, tái chế tài nguyên và cung cấp nông nghiệp đô thị".
Những siêu đô thị đẹp như trong phim khoa học viễn tưởng không chỉ là những tưởng tượng mà còn là hiện thực đang được xây dựng trên khắp thế giới. Từ việc tạo ra môi trường sống bền vững, tôn trọng thiên nhiên cho đến sử dụng công nghệ tiên tiến, những siêu đô thị này mang đến hy vọng cho một tương lai tốt đẹp và thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của nhân loại.
Net City, Trung Quốc
Năm 2020, công ty công nghệ Trung Quốc Tencent đã công bố kế hoạch cho thành phố Net ở Thâm Quyến - một siêu đô thị tương lai không có ô tô, có kích thước gần bằng Monaco. Net City được xem là một trong những siêu đô thị "thông minh" tiên tiến nhất trên thế giới. Với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, mạng lưới IoT (Internet of Things) và các công nghệ mới như truyền thông 5G và blockchain, Net City tạo ra một môi trường sống kết nối và thông minh.
Được biết, "thành phố trong thành phố" này sẽ cung cấp cho người đi bộ những không gian xanh và ưu tiên xe tự lái. Các nhà phát triển dự án cho biết nơi này không phải một hòn đảo biệt lập mà sẽ là một thành phố sôi động: "Mọi người sẽ đi qua nó, họ sẽ kết nối và nó sẽ là một trung tâm sầm uất của Thâm Quyến".
Thành phố nổi Maldives, Maldives
Thành phố nổi Maldives được thiết kế và xây dựng bởi công ty Waterstudio của Hà Lan. Dự án này bao gồm một khối lượng lớn các bệ nổi mô-đun theo mô hình của một khối san hô. Dự kiến thành phố sẽ hoàn thành vào năm 2027 và có sức chứa lên đến 20.000 người sống trong 5.000 đơn vị mô-đun nổi.
Mục đích của dự án là giải phóng áp lực cho nhà ở trên đất liền và tạo ra một giải pháp bền vững cho mực nước biển dâng cao trong tương lai. Thành phố nổi Maldives sẽ có hệ thống con đường nổi và sử dụng thuyền để vận chuyển hàng hóa và người dân trong thành phố.
BiodiverCity, Malaysia
Đây là dự án nhằm tạo ra một chuỗi đảo nhỏ với đa dạng sinh học ngoài khơi bờ biển phía tây bắc của Malaysia. Mục tiêu chính là giảm tình trạng quá tải dân cư trên đất liền. Dự kiến khoảng 15.000 đến 18.000 cư dân sẽ sinh sống trên ba hòn đảo nhân tạo ngoài khơi đảo Penang sau khi dự án hoàn thành vào khoảng năm 2030.
Mỗi hòn đảo sẽ được kết nối với nhau thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy và đường không, ưu tiên cho người đi bộ và xe đạp. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tác động đến môi trường và tạo ra một môi trường sống bền vững.
>> Điểm đặt những hầm chui giảm ùn tắc Hà Nội sẽ thực hiện trong năm 2024 
Huyện sắp lên thị xã của Nghệ An chuẩn bị đón 'siêu' đô thị quy mô dân số hơn 28.000 người 
Khánh Hòa gỡ vướng cho dự án đô thị Hoàng Long 15 năm chưa hoàn thành