Những vị chủ tịch ngân hàng không sở hữu cổ phiếu, quyền lực ở đâu?
Xu hướng chủ tịch HĐQT sở hữu 0% cổ phần trong các nhà băng ngày càng phổ biến.
Trước đây, những vị chủ tịch HĐQT ngân hàng thường sở hữu lượng lớn cổ phiếu, nhưng tại không ít nhà băng hiện nay, “ông chủ” không sở hữu lượng cổ phiếu nào.
Những vị chủ tịch HĐQT nắm 0% cổ phiếu
Chủ tịch Eximbank - Đỗ Hà Phương
Sau khi miễn nhiệm bà Lương Thị Cẩm Tú, bà Đỗ Hà Phương được bầu làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025 vào ngày 28/6/2023.
Bà Phương sinh năm 1984, có hơn 15 năm công tác trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, là cử nhân kế toán tại Đại học George Mason (Mỹ), Thạc sỹ tài chính quốc tế tại Đại học Westminster (Anh).
Theo Báo cáo Quản trị 6 tháng 2023, bà Phương cùng người thân không sở hữu cổ phần nào tại Eximbank. Được biết, trước đó bà Lương Cẩm Tú - nguyên Chủ tịch HĐQT Eximbank cũng chỉ sở hữu hơn 1% cổ phần.
Chủ tịch Eximbank - Đỗ Hà Phương |
Chủ tịch TPBank - Đỗ Minh Phú
Tại TPBank, ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch Ngân hàng, không sở hữu cổ phần nào. Tuy nhiên, các con ông đang sở hữu hàng chục triệu cổ phiếu.
Cụ thể, ông Đỗ Minh Đức, con trai ông Phú nắm giữ 17,59 triệu cổ phiếu, tức 1,11% vốn TPBank. Con gái ông Phú là bà Đỗ Vũ Phương Anh cũng sở hữu lượng cổ phần bằng ông Đỗ Minh Đức.
Em trai ruột là ông Đỗ Anh Tú, thành viên HĐQT TPBank, cũng sở hữu hơn 81,6 triệu cổ phiếu TPB, tương ứng 3,71% vốn. Em dâu là bà Trung Thị Lâm cũng sở hữu gần 2 triệu cổ phiếu TPB. Riêng con rể ông Phú là ông Bùi Quang Tuyên nắm 40.365 cổ phiếu.
Chủ tịch TPBank - Đỗ Minh Phú |
Chủ tịch HDBank - Kim Byoungho
Ông Kim Byoungho - Chủ tịch HĐQT HDBank, cùng người thân không sở hữu cổ phần HDBank.
Ông Kim Byoungho là người Hàn Quốc duy nhất trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam. Cuối tháng 4/2022, ông Kim Byoungho chính thức ngồi vào ghế chủ tịch ngân hàng HDBank.
Ông Kim Byoungho sinh năm 1961, có trên 30 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính, ngân hàng. Ông từng giữ chức CFO và CEO tại Hana Bank (ngân hàng lớn thứ 2 tại Hàn Quốc) và Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tài chính Hana Financial Group tại Hàn Quốc.
Chủ tịch HDBank - Kim Byoungho |
Chủ tịch VietABank - Phương Thành Long
Tại VietABank, ông Phương Thành Long - Chủ tịch HĐQT ngân hàng , không sở hữu cổ phần VietABank.
Tuy nhiên, mẹ ruột ông Long - Lương Thị Linh nắm giữ 1,28 triệu cổ phiếu VAB, tương ứng 0,24% vốn ngân hàng.
Ông Phương Hữu Việt - em trai ông Phương Hữu Lĩnh - bố ruột ông Phương Thành Long, sở hữu hơn 24,5 triệu cổ phiếu VAB, tức 4,55% vốn ngân hàng. Được biết, ông Việt là cựu Chủ tịch VietABank và là thành viên HĐQT VietABank.
Chủ tịch VietABank - Phương Thành Long |
Chủ tịch Nam A Bank - Ngô Phúc Vũ
Ông Trần Ngô Phúc Vũ - Chủ tịch HĐQT Nam A Bank không sở hữu cổ phần tại Nam A Bank.
Tuy nhiên, em trai ông Vũ là ông Trần Ngô Phúc Quân, sở hữu lượng cổ phần không đáng kể là 23.553 cổ phiếu NAB, tương ứng 0,003 vốn Nam A Bank.
Ông Vũ đảm nhận chức vụ Phó chủ tịch thường trực và được giao thường trực điều hành HĐQT Nam A Bank từ năm 2019. Trước đó, ông từng đảm nhiệm vị trí tổng giám đốc. Ông cũng có gần 30 năm kinh nghiệm tại các tổ chức tài chính, ngân hàng ở Việt Nam.
Chủ tịch Nam A Bank - Ngô Phúc Vũ |
Quyền lực ở đâu?
Theo chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, theo luật ở Mỹ không bắt buộc ngân hàng phải có thành viên độc lập trong HĐQT. Nhưng nhiều ngân hàng Mỹ vẫn để nhiều vị trí độc lập trong ban này.
Tại Việt Nam, nhiều ngân hàng chưa bầu đủ số lượng thành viên độc lập theo quy định. Tuy nhiên, với vị thế độc lập và nắm giữ tỷ lệ cổ phần gần như là 0% mà ngồi ghế cao nhất là Chủ tịch HĐQT thì cần cần xem xét và nghiên cứu đầy đủ.
Vì thành viên độc lập HĐQT nghĩa là không đại diện cho bất cứ nhóm cổ đông nào, mà họ được hiểu với nghĩa là đại diện cho những cổ đông “thấp cổ bé họng”. Nếu thành viên độc lập này ngồi ghế Chủ tịch thì tất nhiên sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những nhóm cổ đông lớn có đại diện tại HĐQT. Do vậy, có thể họ sẽ phải dung hòa chức năng độc lập và vị thế của ông ta với các cổ đông chiến lược, cổ đông lớn.
Thực tế ở Việt Nam Chủ tịch HĐQT có quyền lực rất lớn trong ngân hàng. Nên khó tưởng tượng được một thành viên độc lập họ có thể làm đúng nhiệm vụ của họ được. Nghĩa là họ mang tư cách độc lập nhưng cũng khó có thể áp quyền lực cao nhất để phản đối những điều cho là không đúng, không hợp lý của các thành viên khác trong HĐQT.
Shark Tuệ Lâm - Tôi muốn đi đường dài với các start-up
Thực hư việc ông Bùi Thành Nhơn từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Novaland (NVL) 
Nhà Thủ Đức (TDH): Tài sản 'bốc hơi' 82% sau 4 năm, HĐQT trống ghế trước thềm ĐHCĐ